Một số phong tục trong ngày tết xưa kia ý nghĩa

Một số phong tục trong ngày tết xưa kia ý nghĩa

Tết Cổ Truyền hay còn gọi là Tết Ta, tết Nguyên Đán Việt Nam xưa có rất nhiều phong tục thú vị vẫn còn lưu truyền tới ngày nay và mang ý nghĩa quan trong đời sống người việc.

Dưới đây mà một số phong tục ngày tế xưa kia bạn có thể tìm hiểu để chuẩn bị cho ngày tết chu đáo và đầy đủ các phong tục.

1. Phong tục ngày tết xưa kia khi trước Tết

Phong tục Tết ông Táo

Ngày 23/12 âm lịch các gia đình sẽ có ngày lễ làm mâm cỗ với những món đồ lễ để đưa ông Táo lên chầu trời, báo cáo tình hình của gia chủ tỏng một năm.

Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà mân cỗ sẽ có các món mặn, ngọt khác nhau. Tuy nhiên, theo truyền thống phong tục Tết ông Táo sẽ không thể thiếu được:

- 02 mũ ông Táo và 01 mũ bà táo (làm bằng giấy)

- 03 chiếc áo ông táo (làm bằng giấy)

- 03 con cá chép sống để khi cúng xong đem thả ra sông hồ làm công cụ cho táo quân lên chầu trời.

Phong tục làm bánh Chưng, bánh Tét

Đây là các loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày tết và đặc trưng cho nền văn hóa lúa nước. Các loại bánh này đều được làm bằng gạo và cách gói, chế biến có chút khác nhau và có đặc trưng của từng vùng miền văn hóa.

- Miền Bắc: không thể thiếu bánh Chưng xanh

- Miền Nam không thể thiếu những thanh bánh Tét tròn

Mỗi loại bánh được chế biết theo nhiều hương vị khác nhau và dùng để dâng cúng tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính đối với những người đã khuất.

Phong tục làm bánh Chưng, bánh Tét

Phong tục thăm mộ và đón ông bà

Thời gian gần tết khoảng chiều ngày 28 – đến ngày 30 tết các gia đình sẽ đi ra thăm mộ những người đã khuất để dọn dẹp lại khu mộ và thắp hương khói để mời ông bà về ăn tết với con cháu.

Việc làm này thể hiện sự chăm sóc và quan tâm tới người đã khuất và mong muốn ông bà, tổ tiên cũng được chung vui, sum họp cùng con cháu trong dịp xuân về, tết đến.

Phong tục trồng cây Nêu

Ở ngoài đình hoặc nơi công cộng, trước cửa nhà người ta trồng một cây nêu cao vút có một vòng tròn mắc nhằng nhịt các con vật bằng giấy xanh, đỏ với những chiếc khánh nhỏ gây ra tiếng lanh canh vui tai khi gió thổi.

Trồng cây nêu là phong tục ngày Tết xưa kia với ý nghĩa cây nêu sẽ xua đuổi ma quỷ và hồn những người hung ác không làm hại gia chủ. Nhiều gia đình còn vẽ mũi tên trên cánh cung giương ra ở trước cửa bằng vôi trắng để đe doạ kẻ xấu.

Phong tục ngày tết xưa với câu đối đỏ

Câu đối là hồn của Tết trong ngày tết xưa. Bởi vạy, xưa có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". Những câu đối không chỉ thể hiện thú chơi chữ, có học vấn của các gia đình mà nói còn là những điều mong ước tốt lành sẽ đến với gia chủ trong năm mới tới.

Phong tục ngày tết xưa với câu đối đỏ

Phong tục ngày tết xưa với câu đối đỏ

Phong tục ngày tết xưa kia trong trang trí nhà cửa

Việc dọn dẹp nhà cửa sẽ phải hoàn thành, đảm bảo sự mới mẻ và sạch trẻ trước chiều 30 tết và khi đón rước ông bà về ăn tết.

Thông thường, các gia đình sẽ dọn dẹp, bài trí lại bàn thờ, quét dọn không gian nhà sử dụng các vật phẩm trang trí ngày tết truyền thống để giúp mang lại không khí tết cho gia đình. Cách trang trí xưa thường là:

- Bàn thờ có cành Đào hoặc cành Mai cắm vào bình hoa.

- Mâm ngũ quả đẹp theo ý nghĩa và quan niệm phù hợp với từng vùng văn hóa.

- Các món lễ vật cần thiết ngoài mâm ngũ quả: trầu cau, rượu, hương vàng, bánh kẹo, trà…

- Cột nhà có câu đối tết trên nên giấy, vải đỏ, chữ đen…

- Tranh tết thể hiện không khí vui vẻ và sum họp.

- Chuẩn bị các món ăn truyền thống: dưa hành, giò, chả, thịt đông, thịt bò om gừng, các loại bánh các thứ hoa quả.

- Cắm thêm những loại hoa có ý nghĩa phúc, lộc, thọ, phát tài, an khang và mang không khí xuân vào nhà.

2. Phong tục tết xưa kia trong 3 ngày tết

Ngày mồng một, mồng hai, mùng ba được xem là ngày tết chính với rất nhiều phong tục diễn ra:

- Cúng lễ trừ tích, cúng giao thửa, cúng sửa giao thừa và hướng khói liên tục trong 3 ngày tết.

- Phong tục xông đất ngày tết: Thông thường, gia chủ đã hẹn sẵn một người bạn thân của gia đình đến “xông đất ( người đầu tiên bước vào gia đình trong năm mới. Người đến xông đất phải là nam giới, có con cái, làm ăn khá giả, tính tình cởi mở gọi là người "nhẹ vía" và có tuổi hợp với gia chủ. Vì vậy, những ai tuổi không hợp mà tới “xông đất” gia chủ nên tránh tới xông đất.

- Phong tục chúc tết các gia đình, người gia người trẻ

- Phong tục ăn tết, cùng nhau sum họp bên các mâm cỗ

- Phong tục mừng tuổi, lì xì ngày tết

- Phong tục đi lễ đền chùa… hái lộc cầu may.

- Chiều ngày mồng ba Tết, gia đình làm lễ tiễn tổ tiên trở về âm phủ và hẹn gặp lại trong những ngày lễ tết trong năm và Tết năm sau. Mọi người sẽ làm một mâm cơm cúng và khi cũng xong thì đối vàng, quần áo giấy đã chuẩn bị và cúng trước đó để làm quà cho tổ tiên mang theo.

Phong tục tết xưa kia trong 3 ngày tết

Phong tục tết xưa kia trong 3 ngày tết

Bên cạnh những điều nên làm ngày tết thì phong tục ngày tết xưa kia cũng có những kiêng kỵ để mong cho có một năm mới bình an, hạnh phúc, vạn sự may mắn, thuận lợi như:

- Kiêng cãi nhau, tranh chấp, xích mích

- Kiêng cho lửa

- Kiêng nói những điều không may mắn

- Kiêng đám hiếu

- Kiêng quét nhà, hốt rác ngày mùng 1 tết…

3. Phong tục tết xưa kia sau tết

Ngoài 3 ngày tết chính thì những ngày sau đó, không khí vui xuân đón tết vẫn còn ở rất nhiều nơi và người ta vẫn có thể đến nhà chúc tết hoặc bắt đầu hành trình du xuân, cầu may mắn.

Bên cạnh đó, đến ngày mùng 7 tháng Giêng sẽ là ngày lễ hà cây Nêu và mọi người tụ tập gặp nhau ở các nơi như đền, chùa, đình, miếu, các bãi rộng là những nơi thường tổ chức những cuộc vui xuân, tế lễ, rước xách, hát tuồng, hát chèo…

Đây là hoạt động khởi đầu cho những lễ hội văn hóa của các vùng miền. Có những lễ hội xuân diễn ra vài ngày nhưng có những lễ hội kéo dài suốt 3 tháng sau tết…

Tết là nét văn hóa truyền thống, là sự kiện yêu cầu rất nhiều những phong tục đón tết phụ thuộc vào từng vùng miền văn hóa. Hi vọng những chia sẻ về phong tục ngày tết xưa kia sẽ giúp bạn có thể những góc nhìn về ngày tết xưa và nay, cũng như ý nghĩa của các phong tục tết thú vị của người Việt.

Chúc các bạn năm mới nhiều thành công!

Tổng hợp bởi loichuchaynhat.com