Khám phá các lễ hội đầu năm lớn nhất các tỉnh miền Bắc

Khám phá các lễ hội đầu năm lớn nhất các tỉnh miền Bắc

Việt Nam có rất nhiều những lễ hội cổ truyền đa dạng, độc đáo ở khắp mọi vùng miền của đất nước. Dù diễn ra khắp trong bốn mùa xong mùa xuân vẫn là mùa diễn ra nhiều lễ hội nhất. Tại mỗi vùng, mỗi lễ hội lại mang những nét tiêu biểu và giá trị khác nhau, dẫu vậy mục đích chung vẫn là hướng tới đối tượng tâm linh cần suy tôn.

Sau đây, loichuchaynhat.com xin chia sẻ với các bạn đọc danh sách nhữngng lễ hội đầu năm truyền thống nổi tiếng nhất ở các tỉnh miền Bắc.

1. Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây Bắc và Việt Bắc

Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội được tổ chức hàng năm vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phương. Đây là một lễ hội truyền thống đặc trưng của cộng đồng người Tày mang ý nghĩa cầu phúc, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm. Trong lễ hội còn diễn ra các trò chơi dân gian cổ truyền như: ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lượn….

Lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mường. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Lễ hội này được gắn với tục giết trâu và tạ thần linh được thể hiện qua hình tượng thủy thần (hà bá), thuồng luồng.

Nội dung của lễ hội có rất nhiều hoạt động liên quan đến đời sống vật chất, tâm linh, sức khỏe và sự làm ăn của cả cộng đồng trong năm diễn ra lễ hội. Chính vì thế mà lễ hội này được tổ chức rất trọng thể, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng tham gia.

Lễ hội cầu an bản Mường

Lễ hội cầu an bản Mường

2. Vùng châu thổ Bắc Bộ

Lễ hội Chùa Hương

Lễ hội này kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch (chính hội là ngày 15 tháng Hai). Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây, Hà Nội và có thời gian mở hội dài nhất so với các lễ hội khác ở nước ta.

Theo tâm thức của người Việt xưa, Hương Sơn được coi là là cõi Phật và Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Âm. Không giống với các lễ hội khác, lễ hội Chùa Hương là một lễ hội độc đáo bởi phần lễ ở Chùa Hương là lễ Phật, phần hội ở Chùa Hương là sự có mặt củau khách hành hương về đất Phật. Trong dịp lễ hội, hàng chục vạn người đến đây đề đi lễ cầu tài, cầu lộc kết hợp với du lịch thưởng ngoạn viếng thăm cảnh núi non, hang động và cầu may, cầu phúc tại các ngôi chùa…

Lễ hội gò Đống Đa

Lễ hội được diễn ra hằng năm vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán tại gò Đống Đa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng áo vải trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Sau những hội trống, chiêng báo hiệu bắt đầu cuộc rước thần chiến thắng, tượng trưng biểu dương khí thế của nghĩa quân Tây Sơn, từ đình làng Khương Thượng về gò Đống Đa. Tham gia cuộc rước có thanh niên các làng: Khương Thương, Thịnh Hào… ăn mặc theo lễ phục hội, đi sau là cơ, biểu, lộng kiệu và cuối đoàn rước là hình tượng “con rồng lửa” kết bằng rơm được cho là độc đáo, ấn tượng nhất trong toàn lễ hội.

Chùa Đống Quang đối diện với gò Đống Đa là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng đã hết lòng vì dân, vì nước. Sau phần nghi lễ là các trò chơi dân gian vui khỏe, đua tài, đua trí như: Múa rồng, múa lân, đấu vật, chơi cờ, chọi gà.

Lễ hội gò Đống Đa

Lễ hội gò Đống Đa

Hội rước “ông” Lợn:

​Hàng năm vào ngày 13 tháng giêng âm lịch tại làng La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại tổ chức lễ hội rước “ông” lợn. Tất cả các thôn xóm trong làng đều sửa lễ để ra đình cúng tế một vị thần hoàng làng nguyên là một tướng dưới thời vua Hùng có công dẹp giặc. Lễ vật của mỗi xóm là một “ông” lợn to và đẹp nhất, được mổ và để nguyên con sau đó trang trí thật đẹp mắt, được đưa vào đình cúng tế và dự thi.

Lễ cúng bắt đầu từ 20h30 cho đến đêm với “Ông” lợn của xóm nào to và đẹp nhất sẽ đạt giải nhất. Như vậy là cả làng có đến hàng chục con lợn như thế lần lượt được rước ra đình, đi theo là các đội múa lân, múa sư tử, đội nhạc lễ và rất nhiều các đội múa khác tháp tùng lễ vật.

Lễ hội Đền Trần – Nam Định

Lễ hội được tổ chức từ ngày 14 tháng Giêng hàng năm, lễ hội đền Trần Nam Định (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) là một trong những lễ hội đầu xuân năm mới nhằm tri ân công đức 14 vị vua Trần.

Du khách đến với lễ hội Đền Trần vào đầu năm đều mong muốn có một tờ ấn và mong ước được thăng tiến trong nghề nghiệp. Ngoài lễ phát ấn ra thì lễ hội còn tổ chức những hoạt động lễ hội truyền thống như: Múa rồng, múa lân, hát chầu văn, chèo thi đấu cờ người…để phục vụ du khách tham quan.

Lễ hội đền Trần- Nam Định

Lễ hội đền Trần - Nam Định

Hội Lim

Đến hẹn lại lên hàng năm diễn ra từ ngày 12 – 14 tháng giêng du khách bốn phương nô nức về huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh để trẩy hội Lim . Đây là lễ hội lớn được coi là nét kết tinh độc đáo vùng Kinh Bắc với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là hát quan họ trên thuyền.

Ngoài ra, trong ngày lễ còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm, thi cờ người… Đặc sắc hơn cả là phần hát hội - là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng...

Lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn, Hà Nội

Khu di tích đền Gióng bao gồm đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, tượng đài Thánh Gióng, chùa Non Nước cùng các lăng bia đá ghi lại chi tiết về lịch sử và lễ hội đền Sóc. Năm 2011, hội Gióng đã vinh dự đón nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do UNESCO công nhận.

Lễ hội đền Gióng được khai hội ngày 6/1 âm lịch hàng năm và tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết, vùng đất này là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi cởi bỏ áo giáp bay về trời. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với các nghi lễ truyền thống như: lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và cả du khách quốc tế.

Hội đền Gióng Sóc Sơn

Hội đền Gióng Sóc Sơn

Hội Cổ Loa

Lễ hội này được diễn ra tại làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, từ ngày 6 đến 16 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu của đất nước, tưởng nhớ An Dương Vương Thục Phán, người đã có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa.. Không chỉ có các nghi lễ tế, rước truyền thống, lễ hội Cổ Loa còn tưng bừng các trò chơi dân gian như bắn nỏ, đánh đu, đấu vật, hát quan họ trên thuyền, bên giếng Ngọc trước cửa đền Thượng.

Lễ hội Yên Tử

Lễ hội chính thức khai mạc vào ngày 10/1 âm lịch tại xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, Quảng Ninh). Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử và sẽ có thêm nhiều hoạt động rất hấp dẫn.

Đặc biệt nhất là sự tham gia của đồng bào dân tộc ít người quanh vùng núi Yên Tử và các vùng lân cận vào các hoạt động của lễ hội vừa làm phong phú cho chương trình vừa gắn chặt tình đoàn kết của các dân tộc.

Ngoài ra, Yên Tử còn là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ, linh thiêng, huyền bí, rừng trúc bạt ngàn, …cùng với những thảm thực vật phong phú, tạo nên những nét hoang sơ đầy thơ mộng. Trong thời gian gần đây, Yên Tử đã trở thành nơi du lịch văn hóa tâm linh, thắng cảnh, sinh thái, thu hút hàng ngàn du khách trong ngoài nước mỗi năm đến du ngoạn.

Lễ hội Yên Tử nổi tiếng ở Việt Nam

Lễ hội Yên Tử nổi tiếng ở Việt Nam

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ

Lễ hội này được diễn ra từ mồng 4 đến mồng 6 tháng Giêng để tưởng nhớ tại xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh và tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc.

Công việc cho lễ rước pháo được chuẩn bị từ sáng sớm ngày mùng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo lớn tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng ra đình làng cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của người dân và hàng nghìn khách thập phương.

Ngoài ra tưng bừng nhất là đó màn rước pháo; các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi như hát quan họ, hát tuồng, cờ tướng, chọi gà…

Lễ hội chùa Bái Đính

Lễ hội khai mạc vào ngày mùng 6 tết và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch tại vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.

Phần lễ bao gồm nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức của Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức rước Kiều mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn, Bà chúa Thượng Ngàn, . vừa thể hiện được tín ngưỡng đạo Phật, đạo Mẫu lại thêm cả Nho giáo vừa có sự sùng bái một cách tự nhiên.

Phần hội bao gồm các trò chơi dân gian, vãn canh chùa, thăm thú hang động Tràng An, đất Cố đô, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo phong phú. Phần sân khấu thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình tái hiện lại lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế, cùng với lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ ra trận.

Hội chùa Bái Đính

Hội chùa Bái Đính

Hội chọi trâu Hải Lựu

Lễ hội diễn ra tại xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc được mở hàng năm vào ngày 17 tháng Giêng, là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam.

Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.

Lễ hội Côn Sơn

Lễ hội Côn Sơn (hay còn được biết đến với các tên gọi khác như lễ hội chùa Côn Sơn, lễ hội chùa Hun) được bắt nguồn từ ngày giỗ Trúc Lâm đệ tam Tổ – Huyền Quang, được tổ chức tại chùa Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự – chùa Côn Sơn, nằm dưới chân núi Côn Sơn.

Lễ hội chùa Côn Sơn được tổ chức hàng năm bởi cộng đồng cư dân phường Cộng Hòa, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và Ban Quản lý Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc. Lễ hội được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, kéo dài từ ngày 15 đến ngày 22 của tháng.

Loichuchaynhat.com