Lễ mừng thọ và các bước chuẩn bị cho lễ mừng thọ

Lễ mừng thọ và các bước chuẩn bị cho lễ mừng thọ

Lễ mừng thọ đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt trong mỗi dịp đầu Xuân hoặc vào đúng ngày sinh. Nó thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo cũng như sự kính trọng của con cháu đối với các bậc cao niên.

Hãy cung loichuchaynhat.com tìm hiểu ý nghĩa của ngày lễ mừng thọ và các bước chuẩn bị cho buổi lễ này đầy đủ hợp lí nhất nhé.

1. Ý nghĩa của lễ mừng thọ 

Trong tâm thức của người Việt, mỗi người sinh ra đều mong muốn đạt được Ngũ Phúc trong đời. Ngũ Phúc bao gồm năm yếu tố là: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh mang ý nghĩa may mắn, của cải, sống lâu, mạnh khỏe, bình yên. Trong đó, Thọ là điều mà mọi người mong muốn nhất nhưng cũng đồng thời là yếu tố khó nắm bắt nhất.

 

Lễ mừng thọ người cao tuổi

Lễ mừng thọ người cao tuổi

Chữ “THỌ” phân ra nhiều bậc, nhiều mức độ bao gồm như sau:

- “Khao lão” là lễ tổ chức lần đầu khi vào lão, thường là vào dịp 50 tuổi, gọi là “Bán bách thiêm thọ” (thọ nửa trăm) hay “Noãn thọ” (thọ ấm áp).

- Từ tuổi 60 trở lên là tổ chức được lễ “Chúc Thọ”.

- Từ tuổi 70 trở lên là lễ “Trung Thọ”.

- Từ 80 tuổi trở lên là lễ mừng “Thượng Thọ”.

- Từ 90 tuổi trở lên là lễ “Đại Thọ”.

- 100 tuổi xưng là “Kỳ Di” (thuật ngữ riêng chỉ cho trăm tuổi) là lễ “Lão thiêm thọ” (thọ đỏ) gọi tắt là “Lão thọ”.

2. Cách chuẩn bị lễ mừng thọ

Lễ mừng thọ được tổ chức to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và thể hiện niềm vui của gia đình vì có người thân sống thọ.

Trong lễ mừng thọ ngày xưa có lễ dâng rượu, khách hoặc họ hàng có lời chúc, quà mừng, có nhà còn mời cả đoàn hát đến góp vui. Ngày nay con cháu thường tặng hoa và quà. Có thể nói, ngày mừng xuân chúc thọ đã trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam qua đó thể hiện được đạo lí truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, hiếu lễ với ông bà, cha mẹ và nhân lên nét đẹp văn hóa “kính già, trọng lão” trong cộng đồng.

Tuy nhiên thực tế đâu đó vẫn còn không ít địa phương, gia đình tổ chức ăn uống linh đình khiến phong tục này không còn mang ý nghĩa tốt đẹp, nhiều người tỏ ra ái ngại mỗi khi được mời đi ăn mừng thọ. Vì vậy việc tổ chức mừng thọ sao cho đúng nghĩa mà tiết kiệm, không lãng phí là điều mà các địa phương và các gia đình nên chú ý để thực hiện.

Về nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ: đại diện lãnh đạo chính quyền phát biểu ý kiến chào mừng và đại diện NCT được mừng thọ phát biểu cảm tưởng. Sau đó đại diện lãnh đạo Hội người cao tuổi cấp xã, cấp phường trao giấy mừng thọ và tặng quà từng người (trong thường hợp người cao tuổi được mừng thọ ốm, yếu không đến dự được, ban tổ chức phải đến tận nhà trao giấy mừng thọ và tặng quà).

Các bước chuẩn bị cho lễ mừng thọ

Các bước chuẩn bị cho lễ mừng thọ 

  • Quà tặng mừng thọ

Tâm lí của người cao tuổi là muốn sum họp cùng con cháu nên rất cần sự chăm sóc quan tâm từ con cái, cháu chắt hơn là các món quà đắt tiền. Vì thế hãy khéo léo hỏi thăm, gợi chuyện người thân để lựa chọn được một món quà mà họ thích nhất. Chú ý nên chuẩn bị quà tặng 2 tuần trước ngày mừng thọ.

  • Phông mừng thọ (Backdrop)

Thiết kế backdrop cho một buổi lễ mừng thọ tương đối đơn giản, không cần phải cầu kỳ như một tiệc cưới hay một buổi tiệc sinh nhật. Tuy nhiên, bạn cần thể hiện một backdrop trang trọng với đầy đủ thông tin về lễ mừng thọ.

Xung quanh backdrop có thể trang trí thêm các bông hoa tươi, hình ảnh long phụng mang ý nghĩa may mắn cùng với những chùm bong bóng nghệ thuật với hình ảnh của người được chúc thọ.

Ngoài ra phong tục lì xì mừng thọ chắc chắn không thể thiếu. Hành động này được xem như là tình cảm chân thành của con cháu dành cho cha mẹ của mình.

  • Danh sách khách mời 

Tiệc mừng thọ nên tổ chức theo phong cách ấm cúng với sự chung vui của toàn thể thành viên trong gia đình. Tuy nhiên nếu được bạn có thể mời thêm hàng xóm gần gũi, bạn bè đồng nghiệp thân thiết và cả bạn của người được chúc thọ tham gia chung vui cùng gia đình.

Nên báo với họ hàng, gửi thiệp mời bạn bè, đồng nghiệp trước 1 tuần để họ có thời gian sắp xếp dự tiệc. Ghi rõ địa điểm, thời gian tổ chức tiệc và nên lựa chọn ngày cuối tuần để mọi người có thời gian đến dự.

  • Chuẩn bị món ăn cho khách mời

Buổi lễ mừng thọ thường diễn ra khá lâu vì con cháu muốn thể hiện tình cảm với những người được mừng thọ. Do đó, bạn có thể chuẩn bị trước trà và bánh cho khách mời trong khi theo dõi buổi lễ. Hành động này thể hiện được sự trân trọng của gia đình đối với khách mời của mình.

Sau buổi lễ, các khách mời sẽ cùng gia đình quây quần bên bữa tiệc ấm cúng để cùng nhau trò chuyện, chia sẻ nhiều hơn về các kỷ niệm, những hành động tri ân đối với cha mẹ của mình.

Hãy cùng loichuchaynhat.com gửi lời tri ân đến cha mẹ bằng buổi tiệc mừng thọ trọn vẹn và ý nghĩa về tình thân nhé.

Loichuchaynhat.com