Những lễ hội đầu năm đặc sắc ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ

Những lễ hội đầu năm đặc sắc ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ

Tháng riêng là tháng ăn chơi luôn hiện trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Trong tháng này người Việt luôn sống trong bầu không khí lễ hội diễn ra khắp mọi nơi khi tết cổ truyền kết thúc thì những lễ hội ở trên mọi miền tổ quốc đều diễn ra tưng bừng với nhiều hoạt động hấp dẫn sôi nổi cuốn hút không chỉ đối với người dân Việt mà còn gây sự chú ý đến với những du khách phương xa.
Dưới đây là loichuhaynhat.com sẽ giới thiệu một số lễ hội đầu năm mới ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ để bạn đọc hiểu thêm về những tập tục truyền thống lâu đời tại đây hoặc tham khảo để lên kế hoạch du xuân đầu năm của mình.

1. Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung bộ

Lễ hội cầu Ngư

Lễ cầu ngư đã có từ nhiều năm nay ở địa phương, thể hiện sự cầu mong một năm mới ra khơi bám biển với sóng hiền gió hòa và thuyền về đầy ắp tôm cá.Đây lễ hội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa dân gian, gắn liền với đời sống ngư dân ven biển nhằm mục đích bày tỏ lòng thành kính với các vị tiền nhân. Đồng thời, lễ này còn cầu cho quốc thái dân an, có một mùa đánh bắt thuận lợi, mưa thuận gió hòa, vượt qua mọi tai nạn khi lênh đênh trên sóng nước, cầu nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

Lễ hội cầu ngư ở các tỉnh Miền Trung

Lễ hội cầu ngư ở các tỉnh Miền Trung

Như mọi lễ hội khác, lễ hội cầu ngư của ngư dân vùng biển cũng sẽ có hai phần chính là: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức một cách trang trọng theo đúng phong tục tập quán địa phương, mở đầu bằng: lễ nghinh cá Ông, lễ dâng hương…để tưởng nhớ công ơn bậc tiền nhân khai khẩn đất đai để mở mang bờ cõi, lễ cầu an cho các vong hồn đã mất trên biển.

Sau không khí trang nghiêm, thành kính của phần lễ, phần hội diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi, tươi vui mang đậm màu sắc của ngư dân vùng biển như thi ngoáy thúng, kéo co, đan lưới… thu hút sự quan tâm của các phường chài và đông đảo khách du lịch.

Lễ hội Lam Kinh

Lễ hội diễn ra tại khu di tích Lam Kinh (thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), mảnh đất quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhiều danh tướng nổi tiếng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Địa danh Lam Kinh còn là khu di tích có quy mô lớn về các đời vua, hoàng tộc của thời nhà hậu Lê và các danh tướng đương thời.

Vào ngày 22 tháng 8 âm lịch hàng năm, nhân dân các vùng ở miền Bắc nô nức kéo về điện Lam Kinh để dự lễ tưởng niệm Lê Lợi và các danh tướng nhà Lê – những người đã có công lao đánh tan giặc Minh xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, và xây dựng đất nước.

Trong lễ hội, phần nghi thức rước kiệu từ lăng vua Lê Thái Tổ về đền thờ được tổ chức rất trang trọng, uy nghiêm. Kết thúc phần lễ dâng hương tưởng niệm, du khách sẽ có dịp tham quan quần thể di tích Lam Kinh, xem các điệu múa như múa Xuân Phả hay chơi các trò chơi dân gian truyền thống như Bình Ngô phá trận…

2. Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây nguyên và Nam bộ

Lễ hội bắt chồng

Đây là một trong lễ hội truyền thống diễn ra vào những ngày tết nguyên đán của đồng bào dân tộc Chu Ru, Cil , Cơ Ho ở Lâm Đồng và Tây Nguyên. Lễ hội diễn ra vào dịp tết khi mà người con gái thích người con trai nào đó và về báo với gia đình dòng họ biết. Gia đình cô gái đến nhà trai xin ý kiến nếu nhà trai đồng ý thì lễ hội bắt đầu thực hiện vào ban đêm trước ngày cưới. và lễ trao nhẫn diễn ra và cô gái giao chiếc nhẫn của mình cho mẹ chồng và chàng trai trao nhẫn cho mẹ vợ sau 7 ngày cưới.

Lễ hội Đền Bà Đen

Lễ hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu, Tây Ninh được xây trên lưng chừng núi cao độ 380m. Đến nay, đền được trùng tu nhiều lần và từ chân núi đi lên đã làm một con đường bậc thang dành cho những người đi bộ. Lễ hội được tổ chức vào đầu mùa xuân, sau Tết nguyên đán, từ ngày 10 đến rằm tháng Giêng. Hằng năm, đến ngày lễ hội Đền Bà Đen, dân chúng các tỉnh đến rất đông để đến xin phước lành bà Linh Sơn Thánh Mẫu có đến cả trăm ngàn người.

Lễ hội núi Bà Đen

Lễ hội núi Bà Đen

Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Lễ hội này còn gọi là hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu (lễ vía Bà tại Khánh Hòa) là lễ hội truyền thống nổi tiếng của dân tộc Chăm ở tỉnh Khánh Hòa, diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Đây là một lễ hội dân gian lớn nhất trong năm nhằm tưởng nhớ công lao giúp dân, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc cho mọi người của nữ thần Yang Po Inu Nagar. Ngoài những nghi lễ truyền thống thì trong lễ hội cũng có nhiều hoạt động văn hóa phong phú như: những điệu múa cổ truyền Chăm, triển lãm tranh ảnh liên quan to vương quốc Chăm, hát Chăm, làm gốm cổ truyền của đồng bào Chăm và trình diễn nghề dệt thổ cẩm Chăm.

Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương tại miếu Bà Ngũ Hành

Miếu Bà Ngũ Hành nằm ở gần chợ Long Thượng nằm cạnh rạch Tràm hướng về phía đông thị xã Tân An và phía tây bắc của thị trấn Cần Giuộc ,tỉnh Long An.  Lễ hội đặc sắc này diễn ra vào ngày 20 tháng giêng âm lịch hàng năm (trong 3 ngày liên tiếp).

Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương tại miếu Bà Ngũ Hành

Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương tại miếu Bà Ngũ Hành 

Nơi đây thờ phượng Ngũ Hành Nương Nương- là năm vị phúc thần giúp mưa thuận gió hoà, bảo vệ nghề nghiệp thủ công truyền thống được người dân địa phương vô cùng tôn kính. Lễ hội truyền thống nổi tiếng này được tổ chức với thời gian khá dài với nghi thức của Lễ Kỳ Yên và biểu diễn nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo như: dâng bông, thỉnh bà, bán lộc, đặc biệt là điệu hát chặp Địa Nàng. Đây chính là điểm thu hút khách du lịch tìm đến với lễ hội này để tìm hiểu về văn hóa của người dân bản địa nơi đây.

Tổng hợp bởi: Loichuchaynhat.com