Những phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam đẹp và ý nghĩa

Những phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam đẹp và ý nghĩa

Tết Âm lịch, Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết nguyên Đán Việt Nam hàng năm là dịp để mọi người cùng quây quần bên nhau bên, chia sẻ cảm xúc năm mới với cầu mong những điều tốt lành.

Trong ngày tết cổ truyền của dân tộc ngoài việc dành cho nhau những lời chúc hay nhất, những món quà ý nghĩa thì người Việt có rất nhiều truyền thống, quan niệm trong ngày tết ý nghĩa và đáng trân trọng.

Ở mỗi vùng miền sẽ có những phong tục tết cổ truyền Việt Nam đặc trưng riêng. Vì vậy hãy cùng loichuchaynhat.com khám phá những phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam tốt đẹp dưới đây. Hi vọng bạn sẽ có một cái tết thật đầm ấm với nhiều hiểu biết hơn về các phong tục ngày tết Việt Nam hay còn gọi là phong tục tết nguyên đán.

1. Phong tục ngày tết làm lễ niên

Cuối năm mọi người sẽ bắt đầu làm mới lại không gian sống từ trong nhà ra ngoài ngõ, đến cơ quan, làm mới bản thân mình để hi vọng những điều mới mẻ và tốt đẹp đến với gia đình.

Bên cạnh việc chuẩn bị ngày tết thật chu đáo và có những bữa tiệc tất niên để mọi người cùng tụ họp, giao lưu, chia tay năm cũ, cùng nhau chia sẻ những dấu ấn của năm cũng như là sum họp ngày cuối năm bằng những bữa ăn sum họp, ấm cúng.

Lễ cuối năm được xem là phong tục ngày tết có từ lâu đời và giúp mọi người có cơ hội tụ tập với gia đình lớn, họ hàng và liên kết tình thân hữu để dành cho nhau những lời chúc và những lời cảm ơn ý nghĩa nhất để thể hiện tình cảm của mình với mọi người.

Những phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam

Những phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam

2. Phong tục ngày tết với các lễ cúng

Ngày tết là lúc mọi người tỏ lòng biết ơn tới những người đã khuất, ông bà tổ tiên. Chính vì vậy, việc cúng lễ ngày tế đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa tốt đẹp. Tết đến người ta sẽ bắt đầu làm rất nhiều công việc:

- Dọn dẹp lại bàn thờ ngày tết cho sạch sẽ

- Sắm những đồ dùng thờ cúng mới và sắp xếp lại sao cho hợp với quy tắc thờ cúng như: Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng; hương là tinh tú.  Hai bát hương để đối xứng, phiá sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn.

- Chuẩn bị mâm ngũ quả trước tết để cúng lễ trong những ngày tết theo phong tục của vùng.

3 Phong tục ngày tết cúng ông Công, ông Táo

Ông Công, ông Táo hay còn gọi là (Thủ công) là người canh giữ đất cho gia đình. Hàng năm vào ngày 23/12 âm lịch mỗi nhà đều có mâm cơm cúng và cá chép để tiễn đưa các ông lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng một năm của gia chủ và cầu xin những điều tốt đẹp đến với gia đình gia chủ.

4. Phong tục ngày tết viếng mộ Tổ tiên

Ở mỗi vùng miền sẽ có những ngày được chọn để đi viếng mộ tổ tiên thường từ 23 đến cuối cùng của năm (29 hoặc 30 tết).

Con cháy sẽ tụ họp nhau lại và ra mộ thăm viếng, dọn dẹp lại phần mộ và thắp hương thỉnh mời tổ tiên về ăn tết cùng gia đình, sum họp với cháu con.

5. Phong tục ngày tết cúng Tất Niên

Ngoài việc làm bữa cơm tất tiên để anh em, bạn bè sumg họp thì việc làm mân cơm cũng Tất Niên cho ông bà, tổ tiên. Mâm cơm thường được làm trước thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Khi năm mới xong thì cũng là lúc mọi người trong gia đình cùng vui hưởng và thụ lộc.

6. Các phong tục ngày tết trang trí đón xuân

- Dựng cây Nêu: Đây là phong tục của nhiều địa phương với mục đích xua đuổi ta mà, điều không may khi ông Táo vắng nhà. Bởi vậy, cây nêu thường được dựng vào ngày 23/12 Âm lịch với hi vọng trấn an gia chủ. Đồng thời, trên cây Nêu thường có đèn lồng để ông bà tổ tiên biết đường về nhà hưởng tết cùng con cháu.

- Câu đối Tết: là một trong những phong tục ngày tết có nét đặc trưng riêng vừa có gí trị về trang trí, vừa thể hiện được ước muốn, thỉnh cầu của gia chủ trong năm mới, hi vọng điều tốt đẹp, may mắn nắm sẽ đến với gia đình.

Những phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam đẹp và ý nghĩa

Những phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam đẹp và ý nghĩa

- Phong tục chơi hoa ngày tết: Có 2 loại hoa truyền thống đặc trưng cho phong tục ngày tết Việt Nam trong việc chơi hoa là hoa Mai và hoa Đào và cây Quất.

+ Hoa Đào tượng trưng cho tết miền Bắc: báo hiệu mùa xuân đến, mang lại may nắm và xua đuổi tà ma.

+ Hoa Mai tượng trung cho tết miềm Nam: thể hiện sự giàu sang, thịnh vượng.

+ Cây Quất: tượng trưng cho điều tốt lành, sum vầy, tài lộc nảy nở, sinh sôi, cuộc sống đồi dào sức sống, thịnh vượng và viên mãn.

Ngoài các loài hoa đặc trưng thì bạn có thể chọn một số loại hoa khác để trang trí nhà cửa, đón xuân vào nhà.

7. Phong tục ngày tết làm bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là loại bánh dùng để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Đây là món bánh tinh thần của ngày tết và mang ý nghĩa truyền thống là lòng biết ơn các thế hệ đi trước và đặc trưng cho nên văn hóa nông nghiệp lúa nước.

8. Phong tục ngày tết Cúng Giao thừa, hay lễ Trừ tịch

Mục đích là làm mân cơm cúng vào lúc giao thức đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà để thể hiện òng thành kính bài trời đất, hi vọng một năm mới tốt lành. Lễ vật thường có một con gà luộc, vài lát bánh tét hay bánh chưng, kẹo mứt, hoa quả, ruợu trà và vàng mã.

Quan niệm xưa cho trằng Thiên binh, thiên tướng họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà để tỏ lòng.

9. Phong tục ngày tết mừng tuổi, chúc tết

Sau thời điểm giao thừa là lúc mọi người trong gia đình có thể bắt đầu mừng tuổi, chúc thọ ông bà, mừng tuổi con trẻ…

Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ và dành những lời chúc thọ chúc tết cho ông bà.

Về phần người lớn sẽ chuẩn bị sẵm một ít tiền để tặng cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích tới chơi.

10. Phong tục ngày tết thăm hỏi mọi người

Ngày tết là ngày của tình thân, tình bằng hữu. Chính vì vậy việc đến nhà nhau thăm hỏi và dành những lời chúc tết đến cho mọi người, mọi nhà là việc làm trở thành truyền thống trong ngày tết cổ truyền.

Thông thường, sáng mùng một tết con cháu sẽ tụ họp ở nhà trưởng để làm lễ tổ tiên và cùng nhau chung bữa tiệc đầu xuân, gửi tới nhau lời chúc tết may mắn.

Phong tục tết cổ truyền Việt Nam đẹp và ý nghĩa

Phong tục tết cổ truyền Việt Nam đẹp và ý nghĩa

11. Phong tục ngày tết xuất hành hái lộc

Ngoài việc thăm hỏi ngày Tết thì nhiều người còn bắt đầu hành trình năm mới, hái lộc đầu xuân. Khi xuất hành người ta sẽ chọn ngày,giờ, các phương hướng tốt để mong gặp những điều may mắn.

Ở miền Bắc nếu lên chùa hái lộc họ sẽ bẻ một cảnh nhỏ mang về với hi vọng xin hưởng chút lộc Thần;

Ở miền Trung khôngcó tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giử nguyên lộc biếc suốt cả mùa xuân.

12. Phong tục ngày tết làm lễ mừng thọ

Đầu xuân là lúc con cháu bắt đầu làm lễ mừng thọ cho ông bà. Thường ngày xưa ít ai nhớ được ngày tháng sinh mà chỉ nhớ năm nên thường đầu xuân sẽ tổ chức mừng thọ, tính theo tuổi mụ của ông bà.

Đồng thời, đây cũng là lúc con cháu tập hợp đông đúc nên có thể cùng nhau tổ chức lễ chúc thọ ông bà thuận lợi và vui vẻ nhất.

Trên đây là một số phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam cơ bản mà các vùng miền thường có. Mong rằng các bạn sẽ có thêm những hiểu biết nhất định về những phong tục ngày tết Việt Nam và đón tết thật vui vẻ, hạnh phúc, một năm mới bình an và thành đạt.

Loichuchaynhat.com