Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, thuyết minh về mâm ngũ quả
Mỗi dịp Tết đến xuân về, cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ và lời chúc mừng năm mới ý nghĩa nhất thì mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt. Bài viết chúng tôi hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu thêm ý nghĩa về mâm ngũ quả ngày Tết và hướng dẫn sắp xếp mâm ngũ quả Tết đẹp mắt và ý nghĩa. Các bạn hãy cùng dõi theo nhé.
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa gì
Giống như bánh chưng, bánh giầy của Lang Liêu, mâm ngũ quả là một trong những thế đồ không thể thiếu trên bàn thờ gian tiên của mỗi người dân Việt Nam. Từ Bắc vào Nam cứ vào ngày tết âm lịch hàng năm, nhà nào nhà nấy đều có một mâm ngũ quả với đủ thức quả để dâng lên ông bà, tổ tiên bởi ý nghĩa của các loại quả trên mâm ngũ quả ngày tết nói riêng và ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết nói chung. Vậy mâm ngũ quả ngày tết có ý nghĩa gì?
Mâm ngũ quả thể hiện đạo lý thiêng liêng uống nước nhớ nguồn. Ngũ quả - thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trụ trong quan niệm của Khổng giáo. Mỗi vùng miền lại có một cách bài trí và bày biện khác nhau và cũng không thiếu những mâm ngũ quả được biến tấu thêm phần sinh động hơn.
Mâm ngũ quả ngày tết cổ truyền cũng còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.
Mâm ngũ quả ngày tết đầy ý nghĩa gồm những gì
Thông thường mâm ngũ quả ngày tết nguyên đán gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.
Còn lý do và ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết nguyên đán nên chọn 5 loại quả có màu sắc khác nhau bởi lẽ nó thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương mang về kính lên tổ tiên. Nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.
Thuyết minh mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
Các loại quả thường được trọng dụng trong mâm ngũ quả miền Bắc như: chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hồng, ớt, roi,…. Đây đều là những thứ quả đặc trưng với khí hậu của miền Bắc.
Quả phật thủ – bàn tay phật nhằm bảo vệ gia đình, hoặc bưởi: mong muốn an khang thịnh vượng; màu vàng ứng với Kim
Quả chuối: tượng trưng con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm, màu xanh ứng với Mộc
Quả sung hoặc quả mây: tượng trưng cho sự sung túc, no ấm, màu xám ứng với Thổ
Quả quất, quả hồng: biểu trưng cho sự may mắn, màu đỏ ứng với Hỏa
Quả lê hoặc dưa lê: tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến, màu trắng ứng với Thủy
Ngoài ra, có thể chưng thêm các loại quả khác như ớt, hồng xiêm, đu đủ… để mâm ngũ quả thêm sinh động và đẹp mắt.
Bàn về mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung
Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái. Cùng với đó, thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm
Mâm ngũ quả ngày tết gồm những loại quả nào
Người dân quê không quá khắt khe trong hình thức cũng như ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu ở tấm lòng thành kính dâng lên ông bà, tổ tiên. Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ các loại quả trong mâm ngũ quả như: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
Tìm hiểu về ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam
Mâm ngũ quả của miền Nam tuy không được bày, bố trí theo quan niệm ngũ hành nhưng cũng có những kiêng kị nhất định. Miền Nam tuyệt đối không chọn chuối để bày vì nó phát âm khá giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó và không may mắn, quýt cũng là loại quả cấm kị vì có câu “quýt làm cam chịu” hay lê, táo được coi là “lê lết, đổ bể, làm ăn thất bại”.
Ở miền Nam bạn sẽ thường thấy các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm, … Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mâm ngũ ngày tết với cách sắp xếp các loại như vậy được người dân đọc lai lái giống như “Cầu – Sung – Vừa – Đủ – Xài”.
Ngoài những mâm ngũ quả được bày biện theo truyền thống thì hiện nay nhiều mâm ngũ quả được trang trí cách điệu, theo phong thủy với những họa tiết, bài trí sống động và không kém phần độc đáo.
Dù những loài quả bày mâm ngũ quả ngày tết ở ba miền Bắc, Trung, Nam khác nhau nhưng vẫn mang ý nghĩa như những lời chúc hay nhất và ý nghĩa nhất mong sung túc, no đủ, an lành và hạnh phúc. Mâm ngũ quả thật thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đâu chính là sự kế thừa và phát huy truyền thống tổ tiên của dân tộc ta. Dù xã hội đang chuyển mình trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng truyền thống cha ông vẫn luôn được tiếp nối và gìn giữ nguyên vẹn.
Cách làm mâm ngũ quả ngày tết
Chuẩn bị các loại quả trong mâm ngũ quả ngày tết
– 1 nải chuối 10 – 12 quả
– 1 quả bưởi to
– 1 quả na
– 5 quả cam sành
– 10 quả táo nhỏ
– 10 quả quất
– 10 quả ớt
Mâm ngũ quả ngày tết có những gì
Hướng dẫn bày mâm ngũ quả ngày tết đẹp
Bước 1: cách sắm mâm ngũ quả ngày tết
– Các mẹ hãy chọn chuối có độ dài và cong, đặc biệt là phải bằng nhau và màu sắc tươi đồng đều.
– Chọn bưởi thì bạn hãy chọn bưởi to dáng cao, vì là bưởi có vai trò chính trong việc trang trí mâm ngũ quả thêm đẹp.
– Cách chọn ớt thì rất đơn giản, chỉ cần có độ dài bằng nhau, thể hiện độ cong rõ và cùng màu sắc tươi rói để tô thêm vẻ đẹp cho mâm ngũ quả.
Bước 2: cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết
– Hãy để nãi chuối lên trước và ngả ra phía sau và đặt bưởi lên để làm chính trong việc trang trí.
– Đặt 1 quả na và quả cam ở kế bên quả bưởi sao cho cân xứng với mâm ngũ quả
– Quất và táo thì bạn hãy để xen kẽ vào những quả chuối sao cho phù hợp và đẹp nhất theo đường vòng cung nhé.
Lưu ý: Bạn không nên bỏ nhiều quả vào một mâm ngũ quả vì nhìn chúng rất rối trong cách trang trí, chỉ cần quả vừa đủ, độ dài độ cong và màu sắc đều nhau thì bạn sẽ có cảm nhận mượt mà, đẹp đẽ nhưng không cầu kỳ.
– Những quả ớt đỏ hãy gài vào mâm để tô sắc sự tương phản cho mãm ngũ quả.
– Chốt cuối bạn hãy kiểm tra lại mâm ngũ quả bằng cách quan sát từng góc, từng vị trí và điều chỉnh lại sao cho phù hợp nhé.
– Một mâm ngũ quả đầy đặn, cân xứng thể hiện cho những ước nguyện một năm mới an khang, thịnh vượng của chủ nhà!
Sau khi đọc xong bài viết này, các bạn chắc hẳn đã biết ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết và cách để lựa chọn và trình bày mâm ngũ quả đúng rồi phải không nào. Chúc các bạn thành công nhé và có một mùa xuân ấm áp hạnh phúc bên gia đình người thân.
Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết Nguyên Đán Việt Nam
Kim Chi
Bài viết cùng chuyên mục
-
Những câu chúc tết hay, ngắn gọn, ý nghĩa may mắn năm 2024
-
Những lời chúc tết ngày khai xuân hay, câu chúc khai xuân hay
-
Những stt đầu năm mới hay nhất - Stt chúc mừng năm mới
-
Tổng hợp những câu chúc tết, lời chúc tết năm Mậu Tuất 2018 hay và ý nghĩa nhất
-
Những câu chúc tết ngắn gọn hay nhất và ý nghĩa nhất
-
Tin nhắn chúc mừng năm mới 2018 hay và ý nghĩa nhất