Bàn thờ gia tiên đẹp: Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới và ngày tết

Bàn thờ gia tiên đẹp: Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới và ngày tết

Bàn thờ gia tiên là nơi quan trọng nhất, linh thiêng nhất, là nơi mà con người dành riêng để giao tiếp với tổ tiên, với thần linh. Tập tục thờ cúng tổ tiên và thần linh phụ thuộc vào phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng miền. Nhưng với người Việt thì nó vẫn mang một nét chung là thể hiện sự sang trọng, thành kính trong tâm thức của mỗi con người. Chính vì vậy, việc trang trí bàn thờ gia tiên trong những dịp lễ quan trọng như ngày tết và ngày cưới rất được chú trọng.

Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết

Cứ sau ngày 23 tháng Chạp hàng năm, sau lễ cúng “ông Công, ông táo” thì công việc dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ được thực hiện. Vì với quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết, để làm sao cho đến đêm 30 tết, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất đẹp đẽ.

Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết

Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết

Công việc đầu tiên và chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi, hóa chân nhang, treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ. Các đồ thờ tự lúc này có thể hạ xuống để lau chùi, đánh bóng. Sau khi hoàn tất, người ta nấu nước thơm (thường là ngũ vị hương) để lau lại một lần nữa gọi là “tẩy uế”.

Tiếp theo, là bày biện bàn thờ. Cách bày bàn thờ gia tiên cũng cần phải thực hiện theo đúng trình tự. Ở vị trí cao nhất, chính giữa phía trong cùng là nơi để Bài vị - tấm bia gỗ ghi tên, thụy hiệu của các đối tượng được thờ cúng. Bài vị có thể được đặt trong một ngai thờ, hoặc một khám thờ. Do các gia đình hầu hết chỉ có một nơi thờ tự nên sẽ “phối nhờ” của gia tiên nhiều đời và cả thần linh. Vì vậy, sẽ có một bài vị chung ở vị trí này. Hai bên đó sẽ là bài vị, hoặc ảnh thờ của những người đã khuất thân cận trong gia đình. Cần chú ý tới ngôi thứ mà đặt vị trí bài vị. Trước các bài vị là lư hương, lư hương ở chính giữa sẽ lớn nhất. Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên nhất thiết phải có 2 ngọn đèn, hoặc đèn dầu hoặc nến. Để bàn thờ gia tiên đẹp, cần sử dụng các mẹo vặt hữu ích như có thêm bình hương, lọ hoa, mâm bồng ở hai bên trái phải.

Trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết nhất thiết không thể thiếu mâm ngũ quả. Với ý nghĩa tượng trưng cho số 5, đại diện cho “ngũ hành” kim – mộc – thủy- hỏa – thổ, đại diện cho “ngũ thường” là Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín”... Người ta sẽ chọn 5 loại trái cây có bố cục và màu sắc hợp lý để bày biện cho đẹp mắt. Đặc biệt là chuối và bưởi, đại diện cho âm dương, vuông tròn. Tránh những thứ quả có gai, có lá sắc để không mang sát khí vào nhà hoặc những loại quả có mùi hương không thuần phác như dứa, mít, sầu riêng…

Ngoài những đồ dùng trên thì bàn thờ gia tiên gồm những gì? Tết đến xuân về chúng ta không thể thiếu bánh chứng và bánh dày, hai thứ bánh tượng trưng cho trời và đất, cho sự ấm no, thịnh vượng. Ngoài ra, trên bàn thờ gia tiên cần có thêm trầu cau, chén nước và các loại bánh trái khác. Ở hai bên tường, gia chủ có thể treo thêm hai câu đối bàn thờ gia tiên để thêm hài hòa.

Trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới

Trong đám cưới, lễ gia tiên là cách để con cháu thể hiện được sự tôn kính của mình với ông bà, cầu mong được chứng giám việc hôn sự cũng như ban phước lành. Chính vì vậy, các dịch vụ trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới đang ngày một nở rộ. Tuy nhiên, cách trang trí bàn thờ gia tiên là không khó và gia chủ cũng có thể tự trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới được. Mẫu bàn thờ gia tiên ngày cưới cần phải được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ, bàn lễ được phủ vải đỏ, treo chữ hỉ hay câu đối về ngày cưới để thêm phần trang trọng nhưng cần có đủ lư đồng, bát nhang, trà, rượu, nhang thơm…Tùy theo từng vùng miền mà sẽ lại có cách bài trí bàn thờ gia tiên khác nhau.

Cách trang trí bàn thờ gia tiên miền Bắc

Cách trang trí bàn thờ gia tiên ở miền Bắc

Cách trang trí bàn thờ gia tiên ở miền Bắc

Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, thì cách trang trí bàn thờ gia tiên miền bắc thường được kết hình long phụng cho thêm phần long trọng, hoa ươi, thường là hoa lay ơn, một con gà luộc mổ moi và một đĩa xôi gấc đỏ. Ngoài ra, khi nhà trai rước được cô dâu về nhà, sẽ có phần để lại gọi là mâm lại quả và không có trầu cau, rượu, về sẽ thắp hương trên bàn thờ.

Cách bố trí bàn thờ gia tiên miền Trung trong ngày cưới

Cách bố trí bàn thờ gia tiên miền Trung trong ngày cưới

Cách bố trí bàn thờ gia tiên miền Trung trong ngày cưới

Lễ cưới hỏi ở miền Trung thường đơn giản hơn, không cầu kỳ với quan niệm “trọng lễ nghi khi tài vật” như một số nơi khác. Thường bàn lễ gia tiên được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận, mâm lễ cúng sẽ có đầy đủ trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng và không thể thiếu bánh phu thê. Đàng trai nếu khá giả thì mâm lễ sẽ có thêm bánh kem và bánh dẻo chứ không cúng heo quay như nhiều nơi.

Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới của miền Nam

Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới của miền Nam

Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới của miền Nam

Ở đây, yếu tố thẩm mỹ và lễ nghi được đặt lên cao. Thường sẽ có một bàn thờ giả đặt ngay phòng khách rộng rãi nhất để đảm bảo sự trang trọng. Cách bài trí bàn thờ gia tiên ở miền Nam đặc biệt ở chỗ không thể thiếu cặp đèn cầy lướn khắc hình long phụng. Nhà trai sẽ chuẩn bị đôi đèn cầy này đặt trong mâm tráp đem qua nhà gái, nhà gái sẽ chuẩn bị sẵn một cặp chân nến và thắp trên bàn thờ tổ tiên trong ngày đón dâu. Thông thường, đèn cầy của người theo đạo Phật hoặc không theo đạo là đèn cầy long phụng màu đỏ, đèn cầy của người theo đạo Thiên Chúa thường là màu hồng.

Dù cho xã hội phát triển, những nghi thức có được cắt bớt đi nhiều, nhưng bàn thờ gia tiên là một phần không thể thiếu đối với mỗi dịp lễ cưới hay lễ tết quan trọng. Những cách trang trí bàn thờ gia tiên vừa nêu trên của chúng tôi hi vọng sẽ có ích tới các quý vị độc giả, để chúng ta có thể thể hiện sự kính trọng với tổ tiên, với cội nguồn một cách chuẩn mực nhất.

Nguyễn Hòa

Xem thêm: Cách cắm hoa cúc vàng để bàn thờ ngày tết đẹp nhất