Nghệ đen chữa bệnh gì? Tác dụng của nghệ đen trong chữa bệnh và làm đẹp
Nghệ gồm hai loại là nghệ đen và nghệ vàng. Đối với nghệ vàng có lẽ đã rất quen thuộc với tất cả mọi người từ công dụng đến cách pha chế. Thế còn nghệ đen thì sao? Tác dụng của nghệ đen là gì? Nghệ đen chữa trị bệnh gì? Và cách sử dụng nghệ đen như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngày hôm nay.
Nghệ đen chữa những bệnh gì?
Nghệ đen (còn được gọi là nghệ xanh, nghệ tím) thường được trồng ở miền Bắc, tên gọi khoa học là Curcuma zedoaria, là loại cây thuộc họ gừng (còn được gọi là nga truật, tam nại hay ngải tím). Hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng củ nghệ đen thì có màu tím đậm. Có nhiều tinh dầu chứa trong củ nghệ đen.
Nghệ đen – Cây trồng khá phổ biến ở miền Bắc
Nghệ đen có tác dụng gì? Theo nghiên cứu Đông y thì nghệ đen có tính cay, vị đắng, mùi hăng, tác dụng hành khí, có tính ấm, thông huyết, tiêu thực mạnh, ngoài ra còn có khả năng kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ… Vì vậy có rất nhiều công dụng của nghệ đen đặc biệt, chữa được nhiều loại bệnh mà ít người dùng biết tới.
Củ nghệ đen được rửa sạch, phơi khô, sao vàng hoặc nghiền lấy dạng bột/tinh bột nghệ đen để sử dụng làm nhiều bài thuốc trị bệnh. Cụ thể, những căn bệnh mà tinh bột nghệ đen chữa được là:
- Chữa chứng hành kinh không thông, huyết ứ, có nhiều huyết khối, bế kinh, máu bị đông thành khối, màu đen, những người thường bị đau bụng khi đến chu kì kinh nguyệt.
- Chữa chứng nôn, trớ ở trẻ đang bú nhờ công dụng nghệ đen.
- Trị bệnh cam tích, trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối.
- Chữa chứng chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, nấm mạn tính đường ruột.
- Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, giúp ăn ngon miệng.
- Công dụng của tinh bột nghệ đen trong việc trị bệnh co thắt đại tràng, táo bón, đi ngoài ra má, khí trệ…
- Nghệ đen chữa đau dạ dày: điều trị viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, đầy hơi…
- Trị chứng đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh.
- Công dụng nghệ đen trong việc điều trị chứng vàng da do bệnh viêm gan.
- Nhanh lành vết bỏng trên da nhờ nghệ đen mật ong.
- Công dụng của nghệ đen trong làm đẹp cho chị em phụ nữ.
Với những công dụng ít người biết đến của nghệ đen, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng nghệ đen như một bài thuốc quý, là một mẹo vặt hữu ích chữa các căn bệnh thường gặp trong đời sống hằng ngày để cải thiện sức khỏe cũng như làm đẹp cơ thể.
Công dụng của nghệ đen trong làm đẹp
Đối với chị em yêu thích các phương pháp làm đẹp từ tự nhiên chắc chắn sẽ không còn xa lạ với phương pháp từ nghệ đen làm đẹp đã lưu truyền từ lâu. Năm công dụng của tinh bột nghệ đen chính là:
Công dụng của bột nghệ đen là rất lớn
- Đẩy lùi dấu hiệu lão hóa
Nghệ đen là chất tẩy tế bào chết rất xuất sắc, không những thế mà nó còn giúp bạn đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bột đậu xanh và bột nghệ đen với tỷ lệ như nhau để làm mặt nạ đắp mặt. Hoặc kết hợp cùng sữa tươi, sữa chua không đường cũng đem lại kết quả tương tự.
- Giảm các nếp nhăn
Các nếp nhăn trên da bắt đầu xuất hiện sẽ khiến phụ nữ vô cùng lo lắng và mất tự tin. Để xóa mờ các nếp nhăn bạn hãy trộn hỗn hợp sữa tươi, nước ép cà chua và bột nghệ đen để tạo thành hỗn hợp làm đẹp da vô cùng hiệu quả.
- Bột nghệ đen làm đẹp chữa mụn trứng cá
Bột nghệ đen không chỉ làm lành vết thương mà còn làm giảm sự tiết dầu của tuyến nhờn, giảm nguy cơ bị mụn. Dùng bột nghệ đen thêm vài giọt nước cốt chanh, nước lạnh trộn thành hỗn hợp sánh mịn rồi thoa đều lên những vùng bị mụn trứng cá. Để khô tự nhiên trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh. Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng tinh bột nghệ đen cùng gỗ đàn hương làm mặt nạ dưỡng da kết hợp trị mụn trứng cá.
- Chữa khỏi những vết rạn từ nghệ đen mật ong đẹp da
Ngoài cân nặng thì những vết rạn da sau khi sinh cũng khiến phụ nữ rất mất tự tin. Sử dụng hỗn hợp bột nghệ đen cũng bột đậu xanh trộn với sữa chua/sữa tươi/mật ong cũng có thể làm mờ các vết rạn da của bạn.
Nghệ đen mật ong được chị em phụ nữ tin dùng cho vẻ đẹp tự nhiên
- Những vết bỏng
Nhờ đặc tính tiệt trùng của bột nghệ đen mà trong những trường hợp vô tình bị bỏng bạn hãy trộn bột nghệ đen và gel lô hội để đắp lên vết thương, vừa có tác dụng chống nhiễm trùng lại vừa kích thích lên da non, hàn gắn vết thương mà không để lại sẹo.
Những lưu ý khi sử dụng nghệ đen
Mặc dù có nhiều công dụng lớn, nhưng khi dùng, chúng ta cũng cần tránh những trường hợp sau:
- Nghệ đen là một loại dược liệu có tính nóng do đó không được cho phụ nữ có thai sử dụng bởi sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây ảnh hưởng lớn tới sứ khỏe của thai nhi và cả bà mẹ.
- Trong quá trình sử dụng lâu dài, cần đảm bảo lọ tinh bột nghệ được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, kiêng nước và gió để sản phẩm không bị mốc và hỏng khi đang dùng.
- Việc sản xuất ra tinh bột nghệ thường mất nhiều thời gian, công phu và tỉ mỉ, do đó chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo tốt nhất. Khi ép tinh chất, lượng dầu có trong củ tươi đã bị loại bỏ hoàn toàn, không thể gây hại cho gan. Bởi vậy chúng luôn mịn, nhuyễn và có hiệu quả hơn.
- Khi sử dụng tinh bột nghệ làm mặt nạ chăm sóc da, cần rửa mặt thật sạch, áp dụng đúng cá quy trình để cho hiệu quả tốt nhất. Không nên giữ mặt nạ quá lâu, trên 30 phút mà cần phải duy trì thời gian hợp lý để tránh khô mặt, lão hóa làn da. Sau khi kết thúc quá trình đắp mặt thì nên rửa lại bằng nước ấm và massage, thư giãn với dưỡng chất, giúp trẻ hóa làn da.
Như chúng ta thấy rằng, nghệ đen không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho cả việc làm đẹp. Chính vì thế, khi bạn muốn mua nghệ đen để sử dụng, cần lựa chọn đúng những sản phẩm tốt, tránh hiện tượng mua phải những loại nghệ giả, pha lẫn tạp chất.
Vào những ngày thời tiết thất thưởng này, da của bạn có thể sẽ bị xấu đi nhiều, đừng quên những công dụng làm đẹp từ nghệ đen chúng tôi vừa chia sẻ với bạn nhé. Với lời chúc hay nhất và ý nghĩa nhất, hi vọng các bạn có một sức khỏe tốt và làn da đẹp với những bài thuốc quý từ nghệ đen!
Xem thêm: Cây nhọ nồi chữa được bệnh gì? - Tác dụng của cây nhọ nồi
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chuyên mục
-
Tác dụng của cây cà gai leo - Những bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gai leo
-
Cách diệt mối mọt tận gốc hiệu quả nhanh nhất tại nhà
-
Cách trang trí quán cà phê nhỏ bình dân, đơn giản và đẹp
-
Mẹo học ôn thi lý thuyết bằng lái xe ô tô hạng C
-
Quả đứa dại có tác dụng gì? Công dụng chữa bệnh của quả dứa dại
-
Bé ho nhiều phải làm sao? Chữa ho cho bé bằng cách dân gian tại nhà