Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc và miền Nam

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc và miền Nam

Mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những nét truyền thống của người Việt và không thể thiếu được trên ban thờ của mỗi nhà khi Tết đến xuân sang.

Hãy tham khảo ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết và cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc, miền Trung và niềm Nam dưới đây:

1. Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Ngày tết ngoài hình ảnh hoa Mai, hoa Đào thì sẽ có mâm ngũ quả ngày tết. Mục đích đầu tiên của mâm ngũ quả là để thờ cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn. Sau đó là thể hiện được mong ước trong năm mới có tài lộc, an khang.

Do đó, việc chọn và bày mâm ngũ quả ngày tết sẽ có những ý nghĩa nhất định và tuân theo những quy luật từ trước đó.

Người ta thường gọi mâm ngũ quà tức tượng trưng cho ngũ hành (5 yếu tố tạo nên vật chất sự sống của trái đất) Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Do đó, việc chọn ngũ quả cũng thuận theo những yếu tố này dựa trên màu sắc của từng loại.

Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt trong năm mới là : Ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.

Cách này mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc và miền Nam

Cách này mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc và miền Nam

2. Một số loại quà thường dùng trong mâm ngũ quả

Trong mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau và mỗi lại quả lại có quan nhiệm về ý nghĩa khác nhau. Chủ nhà sẽ chọn loại quả phù hợp với mong muốn của mình để làm nên mân ngỹ quả. Ngoài ramỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc.

- Chuối: Sự sum vầy cháu con, che chở, bảo trợ và may nắm

- Phật Thủ: Bàn tay Phật che chở cho gia đình

- Bưởi: An khang, thịnh vượng

- Quả Lê : Thành đạt, thăng tiến công danh, suôn sẻ.

- Cam, quýt, quất: Thành đạt.

- Đào: Thăng tiến, phúc lộc

- Táo: Giàu sang, phú quý

- Thanh long: Phát tài, phát lộc

- Dưa hấu: ngọt ngào, may mắn

- Quả trứng gà (lê – ki – ma): lộc trời ban

- Sung: sung túc, viên mãn, tiền bạc

- Đu đủ: đủ đầy và thịnh vượng

Xoài: Tiêu xài thoải mái, không thiếu thốn

- Mãng cầu: Cầu được ước thấy, vạn sự như ý…

Ngoài ra, có rất nhiều loại quả khác có thể chọn để làm mân ngũ quả phục vụ cho ý niệm tâm linh cũng như tính thẩm mỹ của sản vật trưng bày, thờ cũng tổ tiên.

3. Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Người niềm Bắc khi bày mâm ngũ quà ngày tết thường thuận theo tuyết ngũ hành để tạo nên sự dung hòa của đất trời. Do đó, mâm ngũ quả của người miền Bắc bao giờ cũng cần có 5 loại quả có ý nghĩa may mắn, thịnh vượng nhưng đủ 5 màu tượng trưng cho màu sắc của ngũ hành.

- Kim màu trắng

- Mộc màu xanh

- Thủy màu đen

- Hỏa màu đỏ

- Thổ màu vàng

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Những loại quả trong mâm ngũ quả cần phải có đủ các màu sắc và được bày theo những cách khác nhau để tạo nên một mâm cỗ hoa quả đủ đầy, đẹp mắt. Thường cách này mâm ngũ quả miền Bắc sẽ nhiều loại quả với màu sắc khác nhau và xem kẽ các màu với nhau tạo sự đẹp mắt và dung hòa, hợp phong thủy ngày tết.

Mặt khác, quan niệm về các loại quả trong mâm ngũ quả của người niềm Bắc cũng không quá cầu kỳ như niềm nam hay chỉ được để 5 loại quả mà có thể nhiều hơn. Có điều là tôn trọng về ngũ hành và thuận theo ý nghĩa đề bày cúng.

Thường mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Trong đó, Chuối đặt ở cuối cùng à các loại quả khác ở trên. Quả to ít đặt ở chính giữa nải cuối và những quả nhỏ thì bày xung quanh để tạo nên sự đẹp mắt.

4. Cách bày mâm ngũ quả miền Trung

Đối với người niềm Trung, cách bày mân ngũ quả có chút khác biệt  bởi đặc trưng về điều kiện sống là: nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khắc nghiệt… Bởi vậy cách bày mâm ngũ quả niềm Trung sẽ không quá câu nệ về hình thức, có gì cúng nấy chủ yếu là ở tâm.

Do đó, mâm ngũ quả niềm trung đa dạng về các loại quả và chỉ cần tươi ngon là được. Thường sẽ có các loại hoa quản như thành long, dưa hấu, chuối, mãng cầu, sung, cam quýt, táo, dứa (thơm)…

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Trung

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Trung

5. Cách bày mâm ngũ quả ngày tết niềm Nam

Đối với mân ngũ quả niềm Nam có sự khác biệt trong quan niệm với người Bắc và Trung do đó có những quy định và kiêng kỵ trong việc lựa chọn loại quả như: Chuối (Chủi mủi, làm ăn không phát triển, lụi); Lê (lê lết, thất bại; Táo gọi là quả bom nên không tốt; Cam, quýt (Quýt làm cam chịu…)

Thường 5 loại quả được chọn trong mâm ngũ quả của người miền Nam mang ý nghĩa là: Cầu – Vừa – Sung – Đủ - Xài tương đương với 5 loại quả: Cầu (Mãng cầu), Vừa (Dừa), Sung (quả Sung – sung túc), Đủ (Đu đủ), Xài (Xoài). Ngoài ra, có thể thêm quả thơm  (Dứa) hoặc cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn cho gia đình trong năm mới.

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Nam

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Nam

Mân ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính dân dã và không quá cầu kỳ về hình thức hay phong thủy ngũ hành như người niềm Bắc. Chủ yếu mân ngũ quả chỉ cần thể hiện được mong muốn cuộc sống đơn giản, đủ đầy…

Trên đây là những chia sẻ về phong tục truyền thống đón tết của người bắc thể hiện qua mân ngũ quả ngày tết để bạn tham khảo và hiểu thêm được về ý nghĩa của nó cũng như biết cách bày mâm ngũ quả miền Bắc và miền Nam phù hợp quan niệm, phong tục ngày tết mang lại những điều may mắn trong năm mới và đón tết sum vầy.

Loichuchaynhat.com