Cách trang trí bàn thờ ngày tết hợp phong thủy mang thêm an khang
Ngày tết không chỉ là dành để nghỉ ngơi ăn chơi và tụ họp gia đình bạn bè đón năm mới, tiễn năm cũ. Mà ý nghĩa quan trọng của ngày tết còn là để con cháu nhớ về cội nguồn, tổ tiền và có trách nhiệm thờ phụng, tri ân những người đã mất.
Bởi vậy, việc thờ phụng tổ tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi người. Đặc biệt trong ngày tết, việc quan tâm và chăm sóc tới không gian thờ cũng sẽ được coi trọng hơn và đầu tư hơn với thể hiện sự linh thiêng, tôn kính và cầu mong sự phù hộ, bảo trợ của người đã khuất.
Do đó, việc thờ cũng ngày tết cũng có những khác biệt so với ngày thường và thường cầu kỳ trang trọng hơn để mong có được những điều tốt lành đến với năm mới nhất. Vậy cách trang trí bàn thờ ngày tết, từ cách cắm hoa đề bàn thờ ngày tết, cách bày bàn thờ ngày tết như thế nào?
Cùng loichuchaynhat.com tham khảo một số nguyên tắc và bố trí phong thủy bàn thờ ngày tết, cách trang trí, cách bày bàn thờ ngày tết thêm an khang, thịnh vượng cho gia đình nhé!
1. Lau dọn dẹp bàn thờ ngày tết
Lau dọn và giữ bàn thờ: điều này để bày tỏ lòng hiếu kính, sự thanh cao và tôn nghiêm của nơi thờ phụng. Việc lau dọn bàn thờ thường được giao cho người phụ nữ chăm nom trong năm vì đòi hỏi tính cẩn thận và tỉ mĩ. Nhưng vào ngày tết việc bày bàn thờ sẽ thường dành cho quý ông, người đại diện cho gia đình tự tay chăm lo.
Lưu ý: việc dọn dẹp, bày biện bàn thờ ngày tết phải đảm bảo thực hiện xong vào sáng 30 Tết để mọi việc chỉnh chu.
Cách trang trí bàn thờ ngày tết hợp phong thủy mang thêm an khang
2. Cách bày bàn thờ ngày tết
Trang trí bàn thờ ngày tết phải chu đáo từ cách bày biện và đảm bảo đúng lễ cúng và một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt bát hương chính giữa tượng trưng cho tinh tú và trên báo hương có cây trụ để cắm hương vòng tượng trưng cho trục vũ trụ.
- Tiếp đó sẽ có 2 bát hương khác đặt bên trái và bên phải để tạo nên tư thế tam tài.
- Hai góc ngoài là 2 cây đèn dầu hoặc nến hai bên, bên trái (tượng trưng cho mặt trời), bên phải (tương trưng cho mặt trăng).
- Lễ vật cúng thường là giấy tiền, vàng mã
- Bày hoa quả lớn ở trung tâm bàn thờ và xung quanh bày bánh mứt, kẹo để tạo sựu cân đối. Tùy thuộc vào văn hóa bày lễ vật cúng ở mỗi nơi cũng như điều kiện của các gia đình mà các lễ vật có thể khác nhau.
- Một bình hoa lớn (hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào) và 1 bình rượu bên cạnh.
Đồng thời, việc thắp nhang khói cho bàn thờ cũng được bắt đầu từ ngày 30 tết và liên túc trong ngày để biểu tượng lòng tôn kính cũng như các vì tinh tú đang tỏa sáng, bảo hộ cháu con. Đồng thời, mang lại không khí ấm cúng cho ngày tết cũng như không gian thờ phụng.
3. Cách trang trí bàn thờ ngày tết
Cách trang trí bạn thờ ngày tết ngoài việc đảm bảo phong thủy, các quy tắc chung của một phòng thời, gian thờ thì cũng cầm đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ.
Dưới đây là một số gợi ý cơ bản giúp bạn có được cách trang trí bàn thờ ngày tết với các món lễ vật cần thiết trong lễ cũng như: Cách cắm hoa để bàn thờ ngày tết, cách bày mâm ngũ hỏa…
3.1. Cách bày mâm ngũ ngày tết
Mâm ngũ quả ngày tết có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện sự cầu chúc trong ngày tết. Chính vì vậy, không phải cứ bày đẹp là được mà nó phải đảm bảo các yếu về phong thủy, ý nghĩa của từng loại quả trong mâm quả cúng.
- Mâm ngũ quả miền Bắc
Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ quan niệm ngũ hành với 5 yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của các yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Do đó, việc lựa chọn 05 loại quả để tạo nên mâm ngũ quả sẽ đi theo quy luật này. Thông thường, gồm các loại quả và màu sắc khác nhau sau:
Chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).
- Mâm ngũ quả miền bắc thường có: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hoặc hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê hoặc có thể thay thế bằng cam, táo, lê, lê-ki-ma,... Trong đó, quả phật thủ hay nải chuối như bàn tay che chở của đức phật cho tất cả mọi người; quả bưởi, dưa hấu thể hiện cho sự đầy đặn, trọn vẹn căng đầy sức sống; màu sắc thắm tươi của quýt, hồng tượng trưng cho sự may mắn, phồn thịnh cát tường.
Ở miền Bắc không quá khắt khe việc bày mâm ngũ quả và hầu như loại quả nào cũng bày được.
Cách bày mâm ngũ ngày tết
- Mâm ngũ quả niềm Nam:
Có quan niệm chọn quả kỹ càng và kiêng nhiều trái cây có ý nghĩa tên xấu như: Chuối đọc như "chúi nhủi" thất bại); Cam (quýt làm cam chịu); Lê (lê lết), Táo (bom); Lựu (lựu đạn) và sầu riêng hay trái cây có vị đắng, cay.
Người miền Nam thường bày mâm ngũ quả gồm: Mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "Cầu Sung (túc) Vừa Đủ Xài". Một số nơi thêm quả dứa (Thơm). Thường phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh.
Tuy nhiên, không phải vùng miền nào cũng theo quy tắc này mà nó có những thay đổi theo quan niệm của từng nơi, nên bạn có thể thấy sự khác biệt của từng mâm ngũ quả của miền Bắc, Trung, Nam…
Cách bày mâm ngũ quả niềm Nam
3.2. Cách cắm hoa để bàn thờ ngày tết
Ngoài học cách cắm hoa ngày tết thì trước hết bạn cần biết loại hoa nào nên và không nên cắm bàn thờ ngày tết:
a) Những loại hoa nên chọn
- Hoa Cúc vàng: biểu tượng cho phúc lộc, ổn định về phúc khí của gia đình.
- Hoa Lay ơn (huệ ta): mang ý nghĩa thanh tao, trang nghiêm, vươn cao…
- Hoa đào: là tinh hoa của ngũ hành, xua đuổi vận khí đen đủi và mang lại may nắm, tin báo xuân về
- Hoa mai: cũng như hoa đào nhưng thường dùng ở tết miền trung và miền Nam thể hiện sự giàu sang, phú quý, tốt lành.
- Hoa hồng đỏ tươi: mang ý nghĩa hạnh phúc ngập tràn, vĩnh cửu.
Cách cắm hoa để bàn thờ ngày tết
b) Những loại hoa nên kiêng bày trên bàn thờ
- Cúc vạn thọ: không có được mùi hương tốt và có mùi hôi nên tránh bày bàn thờ.
- Hoa sứ, hoa nhài: có ý nghĩa không tốt bởi liên quan tới chuyện trai gái không đứng đắn.
- Hoa ly: tránh vì tên Ly (Ly tán, chia ly)
- Hoa phù dung: sớm nở tối tàn nên không hợp làm hoa thờ cúng đặc biệt là ngày tết.
- Hoa Phong Lan: gợi ý đến sự phong tình, phóng đãng nên không dùng để thờ cũng mà chỉ để trang trí phòng khách, ban công…
Việc cắm hoa bày bàn thờ ngày tết không quá khó, thường là cắm vào lọ hoa và chọn những loại hoa có ý nghĩa tốt cho ngày tết, hợp với không gian thờ cũng. Người ta có thể dùng cách cắm hoa để bàn thờ ngày tết không chỉ vào lọ, bình hoa mà còn có thể cắm vào giỏ và lẵng hao...
Bạn cũng có thể kết hợp các loại hoa để tạo nên một bình hoa đẹp, đầy sắc và sức sống, tạo sự hài hòa cho không gian thờ cúng và mang lại không khí tết, cũng như thể hiện ý muốn tốt lành.
Trên đây là một số gợi ý giúp bạn có cách trang trí bàn thờ ngày tết hợp phong thủy mang thêm an khang, may mắn cho gia đình.
Loichuchaynhat.com
Bài viết cùng chuyên mục
-
Những câu chúc tết hay, ngắn gọn, ý nghĩa may mắn năm 2024
-
Những lời chúc tết ngày khai xuân hay, câu chúc khai xuân hay
-
Những stt đầu năm mới hay nhất - Stt chúc mừng năm mới
-
Tổng hợp những câu chúc tết, lời chúc tết năm Mậu Tuất 2018 hay và ý nghĩa nhất
-
Những câu chúc tết ngắn gọn hay nhất và ý nghĩa nhất
-
Tin nhắn chúc mừng năm mới 2018 hay và ý nghĩa nhất