Phong tục cúng tết nguyên đán của người Việt Nam

Phong tục cúng tất niên của người Việt Nam

Theo phong tục cổ truyền từ xưa của người Việt Nam trong dịp Tết đến xuân về con cháu sẽ sửa soạn lễ vật bao gồm mâm cỗ cúng ngày tết, hoa cúng ngày tết để kính dâng lên tổ tiên và các vị thần linh trong những ngày đầu tiên của năm mới. Và khi lễ đã được bày biện ngay ngắn trên bàn thờ thì các bạn không thể quên được những bài cúng tết nguyên đán để thỉnh các vị hương linh và gia tiên về dự.

Dưới đây loichuchaynhat.com xin được giới thiệu một số phong tục cúng ngày tết Nguyên đán để cúng các vị thần linh và cúng ông bà ngày tết của người Việt Nam.

1. Chuẩn bị Tết

Từ 23 Tháng Chạp trở đi là giai đoạn chuẩn bị Tết của các gia đình. Mọi công việc từ dọn dẹp, sơn sửa nhà cửa, giặt giũ, sắm sửa đồ dùng mới… tất cả được làm trong khoảng thời gian này.

Ngày tết, bàn thờ là nơi thiêng liêng nhất, là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình. Vì thế việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc phải được chú ý kỹ lưỡng nhất cũng như thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ chính là một cách thể hiện chữ Hiếu. Các vật dụng từ chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ đến bát đĩa thường được dùng riêng không nên chung đụng với các vật dụng khác thường ngày dùng.

Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa luôn đặt bát hương (tượng trưng cho những gì tinh tú và quan trọng nhất), trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Ở hai góc ngoài có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời ở bên trái và mặt trăng ở bên phải. 

Khi con cháu muốn “giao tiếp” với tổ tiên (thỉnh cầu hay sám hối điều gì), người ta thường thắp hương và đốt nến (đèn dầu). Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.

Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh vậy nên nếu con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn vào những ngày giỗ Tết thì phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.

Để suốt những ngày tết, trên bàn thờ là mâm ngũ quả tượng trưng cho quan niệm ngũ hành; trầu cau đặt bên trái cùng bát nước trắng(hoặc 3 chén nước) tinh khiết đặt bên phải với ý nghĩa nước là nguồn gốc của sự sống, trầu cau là kết quả của sự sinh thànhbình hoa lớn (có thể là hoa cúc, hoa mai, hoa đào), chai rượu ngon và mâm cơm cỗ cúng ngày tết thay đổi theo từng ngày. 

Việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30, nên dùng loại nhang vòng, hay nhang que loại lớn để có thể cháy liên tục trong nhiều ngày với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang tỏa sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu đối với tiên tổ và các vị thần linh. Ngoài ra hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. 

bàn thờ cúng ngày tết

Bàn thờ cúng ngày tết

2. Mâm cơm cúng ngày Tết cần những gì?

Không khí Tết rõ nhất sau ngày tiễn ông Công ông Táo về trời cho đến ngày 30 Tết, người ta làm lễ tất niên, bày biện cỗ để thỉnh mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Đến giao thừa người ta bày mâm cúng ngoài sân để cúng trời đất và các vị thần linh. Hết 3 hoặc 4 ngày thì làm lễ tiễn ông bà tổ tiên.

Mâm cơm cúng ngày Tết được tổ chức nấu nướng và bày biện khá công phúc. Tuỳ từng hoàn cảnh kinh tế và tập tục ở các vùng miền khác nhau mà mâm cơm của mỗi gia đình đều có sự khác biệt nhưng đều có 4 món cơ bản là: bánh chưng, thịt lợn, cơm tẻ và các loại dưa muối ngày tết.

Bánh chưng thể hiện sự sinh sôi nảy nở của muôn loài và con người mỗi năm một tuổi. Cơm tẻ là lương thực hàng ngày, nên trong mâm cỗ có nếp, có tẻ. Thịt lợn chế biến ăn kèm với các loại dưa sẽ tạo sự hài hoà cho những món ăn ngày tết.

Từ tập tục từ xa xưa tết Nguyên đán thường tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau. Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên để cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới.

Sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán vào lúc sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện có nghĩa là cúng cơm chiều.

Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết thì sẽ cúng Tạ Ông vải, với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ. Mọi người trong gia tộc quây quần bên nhau thụ lộc của tiên tổ và chúc nhau một năm mới vạn sự tốt lành.

mâm cỗ cúng ngày tết

Mâm cỗ cúng ngày tết

3. Các lễ cúng truyền thống trong dịp tết Nguyên Đán

  • Lễ cúng gia tiên

Chiều 30 Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng .Trong mấy ngày này, trên bàn thờ luôn luôn có sự hiện diện của tổ tiên.

Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu .Và trong mấy ngày Tết cho đến khi hoá vàng ngày hai bữa có lễ cúng gia tiên . Trong khi cúng giao thừa, cúng Thổ Công, cúng gia tiên ta phải có văn khấn.

  • Lễ cúng giao thừa

Tết Nguyên Đán tết bắt đầu năm bắt đầu từ lúc giao thừa. Giao thừa là cũ giao lại, mới tiếp lấy .Chính vì ý nghĩa ấy nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ đi hết những điều không tốt, cũ kỹ của năm vừa qua để để đón những cái mới mẻ, tốt đẹp của năm mới.

Theo truyền thuyết từ xa xưa ông ta ta đã truyền lại mỗi năm sẽ có một ông hành khiển coi việc nhân gian. Khi đã hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần mới, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ không ngớt, truyền từ nhà nọ sang nhà kia , khắp nơi trên trần gian.

Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời gồm một chiếc hương án được kê ra giữa sân hoặc ban công nhà. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, xôi, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước, vàng mã, đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển .

Lễ vật được bày trên hương án trước giờ thực hiện lễ trừ tịch .Đúng giao thừa chuông trống vang lên gia chủ sẽ ra khấn lễ cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm may mắn.
Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa với những lễ vật là đồ chay thanh tịnh.

cúng giao thừa ngày tết

Cúng giao thừa ngày tết 

  • Lễ cúng thổ công

Sau khi cúng giao thừa xong , các gia chủ cúng khấn Thổ Công , tức là vị thần cai quản trong nhà(hay còn gọi là đệ nhất gia chủ). Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm nước,đèn nhang, vàng mã, trầu rượu, hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà, bánh, mứt …

  • Lễ cúng tiễn ông bà

Tết cổ truyền của người VN được khai hội từ ngày 23 tháng Chạp kéo dài đến ngày tiễn ông bà là xem như mãn tiệc. 

Tiệc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ gia tiên, thần linh ngự trong nhà và chư vị thánh thần, phật thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám lễ.   

Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Nên hóa phần tiền, vàng của gia thần trước sau đó mới hóa  tiền vàng, đồ dùng của tổ tiê. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

Tết Nguyên đán mang ý nghĩa thiêng liêng, là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn. Trong đó, phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết của người Việt là một nghi thức tâm linh, thấm đượm tính nhân văn và đạo lý. Tết là một trong dip đặc biệt nhất trong năm để chúng ta mời ông bà tổ tiên về chung vui với cháu con dịp đầu năm mới. Người Việt tin rằng ông bà tổ tiên tuy mất đi nhưng vẫn sinh hoạt như ở dương gian và linh hồn tổ tiên, ông bà như thần hộ mệnh luôn phù hộ, chở che cho con cháu.

Tổng hợp bởi: Loichuchaynhat.com