Phong tục tết Táo Quân và 3 ngày tết truyền thống Việt Nam

Phong tục tết Táo Quân và 3 ngày tết truyền thống Việt Nam

Đón tết Nguyên Đán mọi người sẽ rất bận rộn với rất nhiều việc phải chuẩn bị từ mua sắm đồ ăn, trang trí tết. Bên cạnh đó, không thể thiếu việc tìm hiểu và đảm bảo các phong tục Tết cổ truyền Việt Nam để có được một năm mới vui vẻ nhiều tài lộc.

Tết Cổ truyền thường được chuẩn bị từ 20 tháng Chạp và khởi đầu là ngày 23/12 tết Táo Quân, sau đó tiếp tục chuẩn bị để đón giao năm mới và năm cũ ngày 3- và 3 ngày tết sau đó.

Vậy, trong những ngày Tết sẽ có phong tục nào? Tham khảo phong tục tết Táo Quân và phong tục 3 ngày tết (phong tục ngày 30 tết, phong tục mùng 1 tết, mùng 2 tết) ... yêu cầu những gì tại đây nhé!

1. Phong tục Tết Táo Quân

Phong tục ngày 23 tết hay còn gọi là Tết Táo Quân có từ rất lâu đời. Theo quan niệm thì cứ đến ngày 23/12 âm lịch, Táo Quân (Ông Công, ông Táo) lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo những gì xảy ra với Ngọc Hoàng và đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại gia chủ để tiếp tục công việc trông coi bếp núc, cai quản giữ bình yên cửa nhà.

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phúc đức cho gia đình, phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Chính vì vậy, Lễ cúng tiễn đưa ông Táo lên Trời sẽ diễn ra vào sáng sớm ngày 23/12 để ông báo cáo và có thể gửi gắm những ý nguyện của gia chủ với Ngọc Hoàng.

Phong tục Tết Táo Quân

Phong tục Tết Táo Quân

Lễ cúng ông Táo lên Trời: Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Công về trời.

Tuy nhiên, thông thường các gia đình sẽ sắp: hương, nến, hoa quả, vàng mã, trầu cau, rượu và không thể thiếu 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép sống để làm phương tiện di duyển.

Đối với người người miền Trung tin vào câu chuyện cá chép hóa rồng nên không cúng cá vào ngày này. Thay vào đó, người miền Trung cúng bằng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy. 

Sau lễ cúng đưa ông Táo những đồ vàng mã sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày cùng với bài vị cũ, mũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân và cá chép được mang ra sông, hồ rộng để thả.

Đây được xem là ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn ông Táo thì sẽ bắt đầu dồn tập những hoạt động dọn dẹp nhà cửa, trang trí và sắm tết chu đáo.

2. Phong tục ngày 30 tết

Phong tục ngày 30 tết hay chiều 30 tết để chuẩn bị cho thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ cũng có những điểm khác với ngày trước tết. Ngày 30 tết là ngày cuối cùng của một năm mới và mọi công việc phải được chuẩn bị xong xuôi trước khi thời điểm giao thừa tới. Đồng thời, lúc này cũng có nhiều phong tục, lễ nghi cần phải thực hiện.

Lễ đón và cúng gia Tiên:

Ở các địa phương trong ngày 30 tết người ta thường tập hợp con cháu ra khu mộ chí để dọn dẹp và mời ông bà tổ tiên về ăn tết với gia đình, đón năm mới. Có nơi sẽ đón vào buổi sáng và chiều làm lễ gia tiên.

Thông thường, lễ cũng gia tiên sẽ bắt đầu vào chiều 30 tết khi con cháu sửa soạn xong xuôi mọi việc người ta sẽ làm lễ cúng gia tiên để mời ông bà ăn tết. Song song việc làm lễ gia tiên thi bao giờ cũng phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu…

Lễ trừ tịch (Cúng giao thừa): được chuẩn bị vào đêm 30 tết gần với thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Lễ thường được làm vòa giữa giờ Hợi năm trước (ngày 30 tết hoặc 29 tết nếu là tháng thiếu)  và giờ Tý của ngày mùng 1 tháng riêng năm sau. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa .

Nghi lễ này có ý nghĩa là đem bỏ đi hết những điều xấu, dở, cũ kỹ của năm sắp qua để đón những cái mới mẻ, tốt đẹp của năm mới sắp tới.

Lễ sửa giao thừa: Thường được làm ở tư gia hoặc ở các miếu, đền, đình…

Lễ vật thường gồm lễ mặn với: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả , rượu nước và vàng mã, đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển. Lễ được bày trên hương án trước giờ trừ tịch.

- Tại các đình miếu đều do các ông thủ từ lo ở đình miếu. Đúng giao thừa chuông trống vang lên, ông chủ ra khấu lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo, cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm may mắn. Bên cạnh với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành Hoàng hoặc vị phúc thần tại vị.

- Tại tư gia do chủ gia đình đảm nhiệm lập bàn thờ ở giữa sân , hoặc ở trước của nhà đối với những nhà không có sân. Bên cạnh đó, sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn cả Thổ công – vị quan cai quản trong nhà với những lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa ngoài trời.

Phong tục ngày 30 tết

Phong tục ngày 30 tết

3. Phong tục mùng 1 tết

Ngày 1 tết được xem là này đầu tiên của năm mới và cần có những việc phù hợp quan niệm để có một năm mới thịnh vượng, an khang.

Lễ chùa – Hái lộc: Sau khi cúng lễ xong xuôi ở nhà thì lúc giao thừa qua, nhiều người bắt đầu đi lễ đình, chùa, miếu, điện để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho gia đình và bản thân một năm mạnh khỏe, may mắn, làm ăn phát đạt.

Người ta thường cúng lễ và xin quẻ đầu năm để xem năm mới của mình ra sao. Bên cạnh đó, lễ xong dân còn hát 1 cành cây trước cửa đình, chùa để lấy lộc của trời đất… Cành lộc được mang về và cắm trước bàn thờ cho tới khi tàn khô.

Tuy nhiêm, cũng có nhiều quan niệm là không nên bẻ cành cây ngoài chùa, đình vì đây là nơi cư ngụ nhiều oan hôn nên khi hái lộc về dễ rước ma và nhà và chưa kể làm ảnh hưởng tới sức sống của cây cối nơi thanh tịnh.

Xông nhà: Xông nhà là người tới thăm nhà, chúc tết đầu tiên, có thể là người trong gia đình hoặc hàng xóm, họ hàng. Tuy nhiên, việc xông nhà được xem là may mắn nếu như người đó có mệnh tuổi hợp với gia chủ sẽ mang lại bình an cho cuộc sống.

Nếu ai không thuận tuổi xông nhà thì có thể việc làm ăn không được thuận lợi và có thể chủ nhà sẽ phải đốt vía.

Chúc tết và lì xì: Chúc tết và lì xì là truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết với mong muốn gia đình có được những may nắm, tài lộc, vạn sự như ý. Vì vậy, những lời chúc tốt đẹp luôn được dành cho năm mới và tránh nói những điều không hay.

Ngoài việc chúc tết người ta còn chuẩn bị lì xì để mừng tuổi cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ để mong muốn tuổi mới mang lại nhiều điều tốt đẹp và tạo tâm lý vui vẻ cho mọi người trong năm mới.

Phong tục tết Táo Quân và 3 ngày tết truyền thống Việt Nam

Phong tục tết Táo Quân và 3 ngày tết truyền thống Việt Nam

Ngoài các phong tục ngày 1 tết thì đối với các ngày mùng 2 và mùng 3 cũng cần tuân theo các phong tục này và một số kiêng kỵ trong 3 ngày tết sau:

- Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức, nói chuyện xui;

- Kiêng quét nhà và đổ rác;

- Kỵ mai táng;

- Kỵ cho nước, cho lửa;

- Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm;

- Kiêng ăn thịt chó, cá mè, vịt, trái chuối…;

- Không làm vỡ đồ đạc;

- Kiêng mặc quần áo màu đen (hoặc trắng);

- Kiêng đi chúc Tết vào sáng Mùng Một Tết: Nếu như người đó hợp tuổi với gia đình bạn, hoặc là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống thì gia đình bạn sẽ có được nhiều điều may mắn trong năm mới;

Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo;

- Kiêng cúng quan đương niên trong nhà;

- Kiêng ăn đuôi cá;

- Kiêng trượt chân, vấp ngã;

- Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa;

- Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác;

- Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai;

- Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác;

- Kiêng giặt giũ vào Mùng 1 và mùng 2 tết;

- Kiêng mở tủ;

- Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết

- Kiêng xõa tóc;

Mỗi vùng quê sẽ có những phong tục ngày tết khác nhau và trong mỗi ngày tết cũng ở mức độ khác. Vì vậy, hãy cố gắng tìm hiểu phong tục tết ở địa phương mình và phong tục tết ngày bạn dự định tới chơi tết để tránh vướng phải những điều họ kiêng kỵ nhé!

Trên đây là những chia sẻ về phong tục tết Táo Quân, phong tục chiều 30 tết, phong tục tết mùng 1 phong tục ngày 2 tết… để các bạn có thêm cho mình những kiến thức cần thiến để đón tết sum vầy, may mắn và thành công.

Loichuchaynhat.com