Trung thu 2017 là ngày bao nhiêu dương và ý nghĩa của trung thu
Hằng năm, vào những ngày tháng 7 và đầu tháng 8 âm lịch, các gia đình lại nô nức chuẩn bị đón tết Trung thu – ngày tết của đoàn viên. Háo hức nhất là những đứa trẻ, luôn hỏi bố mẹ “sắp tới ngày trung thu chưa ạ?”, “trung thu ngày nào hả mẹ?” vì mong chờ những màu sắc rực rỡ trong mâm cỗ đầy bánh trái, trong đêm hội rước đèn…
Và cũng có những người, cuộc sống cuốn họ theo những bận bịu của công việc, khiến cho họ không còn thời gian để nhận ra, trung thu sắp đến rồi. Nhìn những cửa hiệu trưng bán bánh trung thu, nhiều người sẽ tự hỏi, Trung thu là ngày bao nhiêu dương lịch nhỉ? Cũng có người, họ đã dần quên đi nguồn gốc và ý nghĩa văn hóa của ngày trung thu.
Dù bận rộn, nhưng bạn cũng đừng quên đón trung thu 2017 này – Ngày tết của đoàn viên cùng người thân nhé. Loichuchaynhat.com hôm nay xin gửi tới bạn đọc thông tin về trung thu 2017 theo lịch dương và ý nghĩa của ngày lễ tết đoàn viên.
Trung thu là ngày bao nhiêu lịch dương năm nay?
Lễ tết trung thu hằng năm được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch. Tuy nhiên, ứng sang lịch dương trung thu lại rơi vào các ngày khác nhau giữa các năm. Chắc có rất rất ít trong số các bạn có thói quen theo dõi lịch âm nhỉ? Do đó, nếu chỉ theo dõi lịch dương thì đương nhiên sẽ nhiều người không biết trung thu 2017 là ngày bao nhiêu dương lịch.
Để các bạn không mải bận rộn với công việc mà bỏ lỡ tết Trung thu đoàn viên, Lời chúc hay nhất gửi các bạn bảng tổng hợp lịch lễ tết Trung thu bao gồm cả 1 số năm trước, trung thu 2017, và cả 1 số năm tiếp theo:
Trung thu là ngày bao nhiêu dương lịch
Chúc bạn đọc những lời chúc hay nhất và ý nghĩa nhất và đừng quên đón Trung thu 2017 vào ngày 4/10 tới nhé.
Ý nghĩa của trung thu
Nguồn gốc ngày Tết trung thu
Người Việt Nam ăn Tết Trung Thu vào ngày 15/8 âm lịch, xuất phát từ một phong tục của người Trung Hoa. Chuyện xưa kể lại rằng: Vào đêm rằm tháng Tám âm lịch (Trung thu) trăng tròn sáng vằng vặc, vua Đường Minh Hoàng (713-741 tây Lịch) dạo chơi ở vườn Ngự Uyển. Trong khi đang thưởng trăng và cảnh đẹp thì gặp một đạo sĩ xưng là La Công Viễn. Vị này có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng thưởng ngoạn. Nơi đây, cảnh sắc lại còn tuyệt đẹp hơn trần thế. Vua Đường Minh Hoàng say mê thưởng thức mà quên cả trời gần sáng, khi đạo sĩ nhắc, ông mới ra về nhưng lòng vẫn còn luyến tiếc.
Khởi nguyên ý nghĩa của trung thu
Về đến hoàng cung, vua Đường tuy sống trong cung điện nguy nga nhưng còn vấn vương tiên cảnh, liền chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y, cứ đến rằm tháng Tám lại lệnh cho người dân khắp đất nước tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng, thưởng trăng sáng. Kể từ đó, “lệnh” ấy của vua Đường trở thành phong tục hàng năm, dần trở thành một ngày lễ hội ăn sâu vào tiềm thức dân gian cho tới ngày nay.
Ý nghĩa của trung thu
Tuy phỏng theo phong tục của dân gian Trung Hoa, lễ tết Trung thu của người Việt Nam chúng ta lại có những điểm riêng vô cùng độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa Việt.
Theo truyền thống của ông cha ta từ những ngày đầu tổ chức lễ Trung thu, các thành viên trong gia đình sẽ đoàn tụ với nhau, bố mẹ bày mâm cỗ bánh trái cho các con và cả gia đình thưởng thức, mua hoặc tự mình làm những chiếc đèn lồng đủ kiểu dáng, màu sắc để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Điều đặc biệt hơn, trong lễ trung thu của Việt Nam, người dân tổ chức hội mua lân, múa Sư tử, tượng trưng cho mong cầu điều lành và thịnh vượng. Đồng thời, người Việt mình còn tổ chức hát trống Quân vào đêm hội trung thu.
Mâm cỗ mừng tết trung thu của Việt Nam gồm bánh trung thu, các loại kẹo và 5 loại quả (ngũ quả) tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ: Phúc – Quý – Thọ - Khang – Ninh. Một mâm ngũ quả truyền thống thường bao gồm các loại quả: Bưởi – Hồng – Na – Lựu – Dưa hấu/dưa vàng. Bưởi tượng trưng cho điều tốt lành, Hồng tượng trưng cho niềm hi vọng, Na mang nguyện ước lộc nở, Lựu gợi những điều ngọt ngào, may mắn và Dưa hấu/dưa vàng đem lại bình an cho gia chủ và người thân.
Bánh trung thu 2017 thưởng thức cùng gia đình
Tết Trung Thu khởi nguyên là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà thưởng trăng đêm rằm vào giữa tiết Thu mát mẻ có phần se lạnh. Ở Việt Nam, Tết Trung Thu dần trở thành “Tết Trẻ Em” hay “Tết Nhi Đồng”, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm.
Tuy nhiên, cái tên “Đoàn viên” của ngày trung thu trong tiềm thức người dân Việt Nam qua bao nhiêu thế hệ vẫn không thay đổi. Đây là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt – văn hóa tình thân. Dù cho đi xa đến đâu, thì vào ngày trung thu, những người thân trong gia đình đều sẽ cố gắng về đoàn tụ với gia đình. Hay những con người xa xứ trong điều kiện không thể về được, tâm trí của họ vẫn hướng về những người thân yêu khi nhìn ánh trăng rằm.
Trung thu là một trong những ngày lễ quan trọng được toàn bộ người dân Việt Nam, dù đang ở bất cứ nơi đâu, đều háo hức đón chờ. Chúc tất cả các bạn có ngày lễ trung thu 2017 đáng nhớ, lời chúc hay nhất trong ngày và được đoàn tụ ấm ấp bên gia đình, người thân.
Bài viết cùng chuyên mục
-
Những hình ảnh hào hùng Ngày Giải Phóng Thủ Đô 10/10
-
Những stt chia tay người yêu, bạn bè tâm trạng buồn trên Facebook
-
Chào tháng 6 - Những stt và câu nói hay về tháng 6 trên Facebook và Instagram
-
Cách làm bánh trung thu tại nhà không cần lò nướng đơn giản nhất
-
Hướng dẫn cách bày mâm cỗ trung thu đẹp, độc đáo và ý nghĩa nhất
-
Lời chúc trung thu cho khách hàng hay nhất