Cách chữa nhiệt lưỡi ở trẻ em và người lớn nhanh hiệu quả nhất

Cách chữa nhiệt lưỡi ở trẻ em và người lớn nhanh hiệu quả nhất

Nhiệt lưỡi là một bệnh lý thường gặp mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Tuy không phải một căn bệnh nguy hiểm nhưng chúng gây nên cảm giác hết sức khó chịu và thường xuyên tái phát.  Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nhiệt lưỡi và cách chữa trị ra sao?

Nguyên nhân bị nhiệt lưỡi

Nhiệt lưỡi thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Một số nguyên nhân dẫn đến tính trạng bệnh như sau: Do chấn thương vùng lưỡi, do suy giảm chức năng miễn dịch, do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm hoặc nóng trong hay nhiễm khuẩn khoang miệng,...

Tìm hiểu cách chữa nhiệt lưỡi để giúp bệnh mau lành

Tìm hiểu cách chữa nhiệt lưỡi để giúp bệnh mau lành

Về cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả

Tùy thuộc vào độ tuổi mà bạn nên cân nhắc cách chữa lưỡi bị nhiệt sao cho phù hợp nhất.

1. Cách chữa nhiệt lưỡi ở trẻ em

Để có cách chữa nhiệt lưỡi nhanh bạn cần chú ý phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất ngay khi phát bệnh. Ở trẻ nhỏ đặc biệt là độ tuổi dưới 5 bé khi chưa thể biểu lộ cảm xúc rõ ràng bạn cần chú ý những điểm sau:

+ Trẻ quấy khóc

+ Tỏ ra bướng bỉnh hay cáu gắt

+ Bỏ ăn thường xuyên hoặc đang ăn thì nhè ra nửa chừng

+ Trẻ hay lè lưỡi và ngậm nước

+ Nước dãi chảy nhiều, có thể sốt hoặc nổi hạch nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Ngay khi phát hiện những điểm lạ trên bạn hãy chú ý khoang lưỡi của trẻ. Phải xác định được bệnh lý thì mới có thể áp dụng đúng cách chữa nhiệt lưỡi nhanh nhất. Nếu khoang lưỡi của trẻ có những dấu hiệu như:

+ Xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2mm màu trắng hoặc ngà.

+ Đốm trắng to dần từ 8 – 10 mm, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

+ Vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Vậy thì chứng tỏ trẻ nhà bạn đã bị nhiệt lưỡi. Cách chữa trị nhiệt lưỡi cho bé khá đơn giản.

- Một là bạn có thể dùng thuốc chữa nhiệt miệng lưỡi như:

Uống vitamin C liều cao, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng hoặc sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,… Tuy nhiên vì là trẻ nhỏ nên bạn cần cân nhắc về liều lượng cũng như là thành phần thuốc cho hợp lý.

- Hai là sử dụng các phương pháp tự nhiên

Một trong những điều đau đầu của các mẹ đó là làm sao để dụ trẻ uống thuốc. Thay vì tìm mọi cách để trẻ uống thuốc chữa bệnh nhiệt lưỡi, bạn có thể tìm đến các giải pháp tự nhiên.

Bột sắn dây

Theo y học phương Đông, bột sắn dây là sản phẩm lành tính, có vị ngọt, mát, dễ đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang. Tác dụng chính của sắn dây là thanh  nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày giúp cơ thể thanh lọc, giảm tình trạng nóng trong. Đối với những trường hợp cần cách chữa nhiệt miệng lưỡi cho bé thì nên dùng 10 – 15g/ ngày, tùy theo thể trạng và độ tuổi.

Đây là cách làm được nhiều bà mẹ lựa chọn bởi cách sử dụng đơn giản. Bạn chỉ cần pha loảng với nước đun sôi để nguội. Hơn nữa cũng rất dễ cho bé sử dụng bởi tính ngọt, mát khiến các bé ưa thích.

Dừa

Đặc tính của dừa rất mát và lành tính. Bạn có thể lựa chọn dầu, nước hoặc sữa trong dừa để như một mẹo vặt hữu ích trong việc chữa nhiệt lưỡi. Ngay khi xuất hiện vết loét hãy cho bé sử dụng nước dừa.

Thay vì nước thường, hãy dùng một chút nước sữa dừa để cho con súc miệng sẽ giúp làm dịu những vết loét. Điều này sẽ khiến bé dễ chịu hơn. Với các bé còn rất nhỏ, có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét.

Ngậm nước muối

Cách chữa nhiệt lưỡi miệng này chỉ có thể áp dụng cho các bé trên 5 tuổi. Đây là phương pháp nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm nhưng cực kì hiệu quả. Bạn có thể tự pha nước muối loãng tại nhà và cho bé ngậm thường xuyên 3 – 4 lần/ngày. Nước muối loãng có khả năng làm sạch vết thương vì vậy giúp vết loét mau chóng lành lặn.

2. Cách chữa nhiệt lưỡi ở người lớn

Đối với người lớn bạn vẫn áp dụng như trường hợp của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu bạn chưa thấy hiệu quả và vẫn thắc mắc chữa nhiệt lưỡi bằng cách nào thì có thể tham khảo thêm những cách sau:

Mật ong

Nếu nước muối loãng có khả năng làm sạch thì mật ong có tính kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả. Hãy coi chúng như một loại thuốc chữa nhiệt lưỡi. Bạn có thể tận dụng điều đó để làm lành vết loét nhanh hơn. Bạn có thể bôi một chút mật ong lên trên vết loét ở lưỡi.

Sử dụng mật ong là một cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả

Sử dụng mật ong là một cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả

Cà chua ép

Đừng coi thường cà chua. Bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của chúng trong việc chữa nhiệt miệng. Đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để có hiệu quả nhất. Hãy ép lấy nước và uống trực tiếp, bạn sẽ thấy các nốt lở miệng lành trông thấy rõ.

Nước cam, chanh

Nước cam, chanh có khả năng cung cấp vitamin C tự nhiên cho cơ thể. Bản thân nước cam, chanh không phải là cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi. Tuy nhiên nhờ có vitamin C nên cam, chanh có khả năng tăng cường sức đề kháng giúp bạn nhanh chóng vượt qua.

Dùng cam, chanh như một loại thuốc chữa nhiệt lưỡi

Dùng cam, chanh như một loại thuốc chữa nhiệt lưỡi

Thật đơn giản, bạn chỉ cần uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày, các nốt nhiệt sẽ nhanh chóng biến mất.

Cam thảo

Cam thảo là một loại thảo dược rất hiệu quả trong việc làm mát cơ thể. Vì vậy bạn có thể tận dụng nó như một cách chữa nhiệt lưỡi cho bà bầu. Hãy cho một chút cam thảo vào nồi và đun sôi, chắt lấy nước. Sau đó uống đều đặn 4-5 lần/ ngày.

Ngoài ra bạn cũng có thể làm hỗn hợp để bôi bằng bột cam thảo và mật ong.

Một số lưu ý trong cách chữa nhiệt lưỡi miệng

+ Cân bằng chế độ ăn uống với nhiều rau xanh

+ Tránh ăn thực phẩm nóng

+ Không sử dụng nước đá lạnh. Sau khi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng

+ Không ăn thực phẩm quá cay hay quá mặn

+ Sử dụng bàn chải mềm

+ Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn

+ Nếu tình trạng kéo dài, không giảm bớt hoặc dính mủ, sốt cao thì hãy tìm gặp bác sĩ để có phương pháp chữa trị hiệu quả.

Với những cách chữa nhiệt miệng và lưỡi trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn sớm lành bệnh. Để đề phòng tái phát, bạn đừng quên thường xuyên làm sạch khoang miệng, lưỡi để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.

Lời chúc hay nhất gửi tới các bạn lời chúc ý nghĩa nhất, chúc các bạn luôn khỏe mạnh, không bị nhiệt lưỡi để thoải mái thưởng thức các món ăn ngon nhé!

Xem thêm: Mẹo và các cách chữa trị nhiệt miệng đơn giản, nhanh và hiệu quả nhất

Hồng Quý