Những bài thuyết minh về bánh chưng và cách làm bánh chưng hay nhất

Những bài thuyết minh về bánh chưng và cách làm bánh chưng hay nhất

Đã từ rất lâu, bánh chưng món ăn dân tộc là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình lại cùng nhau sum vầy bên nồi bánh chưng thơm phức, con cháu tặng ông bà, người thân những cặp bánh chưng được gói vuông vức thay cho những lời chúc tết hay nhất. Trong tâm thức của người Việt thì bánh chưng đã trở thành món ăn dân tộc, là linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại. Nó mang đến sự đoàn kết, ấm áp, bình dị mà sâu sắc.

Bài 1: Thuyết minh về tục gói bánh chưng ngày tết

Theo dân gian, người ta có nhiều cách để thuyết minh về chiếc bánh chưng. Tuy nhiên, câu chuyện ý nghĩa mà gần gũi nhất với mọi thế hệ đó là truyền thuyết “bánh chưng bánh giày”.

Truyền thuyết lưu lại lời kể thuyết minh về phong tục gói bánh chưng ngày tết như sau. Vào đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, vua cha muốn nhường ngôi cho các vị hoàng tử. Đầu năm mở hội, ông cho mời tất cả các hoàng tử lại và tuyên bố ai tìm được món ăn để bày cỗ đặc biệt nhất, thì ta sẽ truyền ngôi.

Với tham vọng vương quyền, các hoàng tử đều ganh đua tìm kiếm của ngon vật lạ trên khắp thế gian để dâng lên cho vua cha. Riêng người con trai thứ 18  tên Lang Liêu lại thuần hậu, chí hiếu không tham cầu danh lợi. Ông đã mơ một giấc mơ kỳ lạ với lời chỉ dẫn về cách thức làm một món ăn.

Trong giấc mơ đó vị thần đã dặn rằng: “Này con, vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành.”

Lang Liêu vô cùng mừng rỡ và làm theo đúng như lời thuyết minh về cách gói bánh chưng của vị thần. Ông chọn thứ gạo nếp thật thơm làm bánh vuông để tượng trưng cho đất. Cũng thứ gạo đó ông dùng làm xôi và giã nhuyễn làm ra thứ bánh tượng trưng cho trời. Món bánh vuông với lá xanh bọc ngoài và có nhân ở giữa như tình yêu của cha mẹ đùm bọc con cái.

Bánh chưng trở thành biểu tượng của ngày Tết

Bánh chưng trở thành biểu tượng của ngày Tết

Với ý nghĩa đó, Lang Liêu đã khiến vua cha vô cùng hài lòng, bèn truyền ngôi vua lại. Kể từ đó, dân chúng nô nức gần xa cứ dịp Tết đến đều làm bánh chưng và bánh dầy để dâng cúng tổ tiên, trời đất. Và truyền thuyết ấy cũng trở thành thuyết minh về bánh chưng hay nhất.

Bài 2: Thuyết minh về cách làm bánh chưng trong ngày tết

Từ xa xưa, đã có rất nhiều người thuyết minh về quy trình làm bánh chưng. Trải qua hàng nghìn năm, bài thuyết minh về bánh chưng vẫn không hề thay đổi với nguyên liệu chính đó là gạo nếp.

Nguyên liệu làm bánh chưng

- Lá rong

- Gạo nếp

- Đỗ xanh

- Thịt ba chỉ

- Lạt buộc, một số gia vị như hạt tiêu, muối,..

Những nguyên liệu không thể thiếu làm nên món bánh chưng

Những nguyên liệu không thể thiếu làm nên món bánh chưng

Để có một chiếc bánh chuẩn bạn chỉ cần làm đúng theo thuyết minh về phương pháp làm bánh chưng sau đây:

Trước tiên là gạo nếp. Đây là nguyên liệu chính mang tính quyết định độ ngon của bánh. Gạo nếp khi được nấu chín rất dẻo đặc biệt có mùi thơm hấp dẫn. Để có một món bánh chưng tuyệt vời cần chú ý về cách chọn gạo mà ông cha ta đã thuyết minh về bánh chưng Việt Nam. Thư gạo nếp hạt phải căng, đều và có mùi thơm đặc trưng. Ngâm trong nước khoảng 5 - 8 giờ. Vo sạch lại với nước. Trộn với chút muối cho ngấm vị.

Tiếp theo là lá rong. Đây là phần vỏ bánh mang đến mùi thơm đặc biệt của bánh. Cây rong được trồng rất nhiều ở miền bắc Việt Nam. Lá có màu xanh đậm, gân lá vòng cung rõ ràng.

Khi thuyết minh về bánh chưng truyền thống, nhiều người thường dặn nên chọn những lá to tuy nhiên tùy vào kích thước bánh mà bạn có thể cân nhắc. Điều quan trọng đó là lá phải lành, không bị xé rách. Lá không quá già hoặc quá non. Sau khi mua về rửa sạch hãy đem hơ qua lửa hoặc phơi nắng cho mềm để thuận tiện khi gói.

Cuối cùng là phần nhân. Theo như thuyết minh về bánh chưng ngày Tết thì phần nhân gồm có đỗ xanh và thịt lợn. Đỗ xanh chọn loại có màu vàng tươi, thịt lợn thường dùng thịt ba chỉ. Đỗ ngâm nước tương tự như với gạo. Thịt ba chỉ cắt miếng mỏng và dài tùy vào kích thước bánh. Ướp với gia vị và bột tiêu.

Về lạt buộc bạn có thể mua sẵn nhưng chú ý đảm bảo độ mỏng và dai. Nếu không có lạt buộc chiếc bánh không thể được hoàn tất.

Bài 3: Thuyết minh về cách làm bánh chưng

Thông thường với những người khéo tay họ thường gói rất nhanh và gọn. Tuy nhiên thuyết minh về bánh chưng hay nhất cho rằng để có được những chiếc bánh chưng vuông vắn, bạn không thể thiếu những chiếc khuôn. Chiếc khuôn sẽ giúp bạn có những chiếc bánh thật đẹp mắt.

Cách làm như sau: Xếp mặt trái của hai lá dong để đè lên nhau, tiếp đó bạn cho gạo, đỗ xanh, thịt đúng theo thứ tự. Sau thịt bạn tiếp tục rải thêm một lớp đỗ mỏng và kết thúc bằng một lớp gạo nếp thật dày. Gấp lá theo hình vuông và dùng lạt buộc kín lại.

Gói bánh chưng quan trọng nhất là phải thật vuông

Gói bánh chưng quan trọng nhất là phải thật vuông

Một món ăn ngày tết bánh chưng ngon thì cần có thời gian luộc lâu. Với những gia đình ở quê, mọi người thường chia nhau đun bánh với thời gian từ 12h – 24h. Những chiếc bánh khi vớt ra đảm bảo mềm và thơm mùi lá.

Ngày nay, không ít những gia đình vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời đó là làm bánh chưng bánh giày vào dịp quan trọng.

Làm về bánh chưng ngày tết cổ truyền không hề khó một chút nào cả. Mỗi một gia đình đều vẫn đang duy trì cách làm bánh từ công đoạn chọn nguyên liệu cho đến gói và đun bánh. Cứ đến gần Tết là các gia đình lớn, nhỏ lại hối hả mua lá dong, gạo nếp về quây quần gói bánh chưng.

Những người có tuổi sẽ thuyết minh về món ăn bánh chưng cho những thế hệ sau để lưu giữ nét văn hóa, sau khi kết thúc bài thuyết minh thường sẽ nói lời cảm ơn hay đối với các vị tổ tiên đã sáng tạo ra món bánh đầy ý nghĩa này. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần đón tết, con cái hiểu được truyền thống văn hóa dân tộc.

Những thuyết minh về món bánh chưng hay thường cho rằng các gia đình nên tự làm trong ngày Tết. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay thì điều đó không còn quan trọng. Chiếc bánh chưng xanh dù tự làm hay được mua về thì cũng là sản vật, là món ăn để dâng cúng lên tổ tiên.

Xem thêm: Cắm hoa hình chữ S Việt Nam - Bài thuyết trình cắm hoa hình chữ S hay

Hồng Quý