Các phong tục tết miền Bắc, miền Trung và miền Nam ý nghĩa

Các phong tục tết miền Bắc, miền Trung và miền Nam ý nghĩa

Ngày Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết Ta, Tết Cả rất quan trọng đối với con người Việt Nam. Dịp tết này là thời gian mà người người nhà nhà tụ họp, sung vậy bên nhay cúng sắp sửa, dọn dẹp lại nhà cửa, chuẩn bị các món ăn, quà tặng, lời chúc tết… với mong muốn có được một năm mới bình an, tốt lành.

Bên cạnh những chuẩn bị cho ngày tết thì trong văn hóa người Việt sẽ không thể bỏ qua các phong tục tết truyền thống Việt Nam để mong muốn giữ lại nét văn hóa và cũng là có ý nghĩa cầu cho cuộc sống thêm tốt đẹp, sung túc…

Tuy nhiên, ngoài những phong tục tết 3 miền chung thì mỗi vùng miền trên cả nước lại có những phong tục tập quán riêng biệt, đặc trưng cho mỗi vùng miền trên cả nước. Phong tục ngày tết miền Bắc, phong tục ngày tết niềm Nam và phong tục ngày tết miền Trung có những đặc trưng gì?

Cùng loichuchaynhat.com khám phá những phong tục ngày tết miền Bắc, Trung, Nam dưới đây giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ngày tết cũng như phong tục ngày tết nhé!

1. Phong tục ngày tết miền Bắc

Phong tục tết miền Bắc bao gồm những gì? Cách chuẩn bị tết theo phong tục miền Bắc để mang lại sự may mắn và những gì cần kiêng kỵ trong năm mới. Cùng tham khảo dưới đây:

Hoa ngày tết: Phong tục ngày tết niềm Bắc sẽ không bao giờ thiếu đi được màu sắc của những cây và cành hoa đào đỏ, hồng với những nụ chúm chím lộc xuân.

Hoa đào trong phong tục tết miền Bắc có ý nghĩa đặc trưng không chỉ là trang trí bàn thờ, trong nhà ngoài ngõ mà nó là biểu tượng cho dấu hiệu mùa xuân, trừ ma quỷ và mang lại may mắn, an lành, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình.

Các phong tục tết miền Bắc ý nghĩa

Các phong tục tết miền Bắc ý nghĩa

Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả là đặc trưng cho phong tục tết 3 miền nhưng cách bày, chọn các loại quả trong mâm ngũ quả 3 ba niềm lại có sự khác nhau.

Người biềm bắc có quan niệm không quá coi trọng số lượng quả trên mâm cũng như kiêng kỵ các loại quả mà chú trọng tới yếu tố ngũ hành thông qua màu sắc của các loại quả. Tỏng đó các 5 loại trái cây chính thường chọn là: chuối, bưởi hoặc phật thủ, đào, quýt, hồng.

Mâm cỗ: Ngày tết ngoài vui chơi thì người ra rất chú trọng tới việc chăm chút cho lễ cúng, mâm cỗ để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và dành những món ngon cho mọi người thưởng thức sau khi cúng lễ.

Vì vậy, những gì ngon, tinh túy nhất sẽ được dành cho mâm cỗ cúng, cơm đoàn viên. Trong đó, phong tục tết miền Bắc trong ẩm thực sẽ không thể thiếu được món ăn. Trong đó, dân gian có câu: Thịt mỡ (thịt đông, giò xào), dưa hành, câu đối đỏ, nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Vì vậy, ăn hóa ẩm thực tết miền Bắc sẽ không thiếu thiếu đi đặc trưng của hương vị dưa hành, bánh chưng và thịt. Thông thường, mâu cỗ truyền thống miền Bắc sẽ chia thành các loại

- Cỗ nhỏ: 4 bát, 4 đĩa

- Cỗ vừa: 6 bát, 6 đĩa

- Cỗ lớn: 8 bát, 8 đĩa

Đồng thời các món ăn: xôi gấc đỏ tươi (may mắn); các món nấu, canh được rác những cọng hành để thêm màu sắc; Thịt gà phải là gà trống thiến làm sẵn chiều 30 tết…

Thực hiện các phong tục truyền thống

- Cúng tiễn ông Công, ông Táo (23/12 âm lịch)

- Cúng giao thừa: ngoài hoa quả, bánh trái trên bàn thờ còn có thêm mẫy cỗ với xôi đậu xanh, gà luộc hoặc đàu heo, bánh chưng, cau trầu, rượu.

- Chúc tết năm mới

- Lì xì đầu xuân

Kiêng kỵ trong phong tục ngày tết miền Bắc: Kiêng quét nhà ngày mùng 1 tết, kiêng  đổ rác, kiêng làm vỡ bát, đĩa, kiêng cho lửa, kiêng cho nước, tránh nói giông hay chọn người "xông nhà" phải hợp tuổi,...

2. Phong tục ngày tết miền Trung

Với việc đón tết ở miền Trung thì cũng có những khác biệt trong việc làm bánh truyền thống, mâm cỗ, ngũ quả và một số kiêng kỵ… Nếu miền bắc đón xuân mới với hoa đào, bánh chưng xanh, câu đối đỏ.. thì người miền Trung có bánh tét, nem chua, mai vàng…

Phong tục ngày tết miền Trung

Phong tục ngày tết miền Trung

- Hoa ngày Tết: Người miền Trung cũng đón tết với hoa Mai như ở phía Nam và Mai vàng chính là biểu tượng cho năm mới đầy sức sống, tài lộc và phú quý.

- Bánh tết: Truyền thống của miền Trung và phong tục ngày tết Nam bộ khá giống nhau về chọn loại bánh truyền thống là bánh Tét. Bánh tét được coi là dạng nguyên thủy của bánh chưng, là biểu tượng cho tiến ngưỡng phồn thực của người Việt xưa.

Ngoài bánh Tét thì còn có bánh tổ được làm từ gạo nếp, đường đen, gừng và mè và có thể ăn được trong khoảng vài tháng.

- Món ăn ngày tết: Ngày Tết người miền trung cũng không thể thiếu được một số món trong mâm cỗ như: Dưa món; Thịt heo ngâm nước mắm; Nem chua; Chả bò; Tôm chua….

- Mâm ngũ quả: Cách bày mâm ngũ quả niềm Bắc sẽ có những đặc trưng riêng và thông thường văn hóa, phong tục tết miền Trung chịu ảnh hưởng của điều kiện sống. Mân ngũ quả của miền Trung thường không hạn chế số lượng quả, loại quả kiêng kỵ như miền Nam hay tuân theo quy luật ngũ hành như miền Bắc.

Thời tiết khác nhiệt, ít các loại quả đã tạo nên văn hóa mân ngũ quả ngày tết đặc trưng là chỉ cần có các loại hoa quả ngọn, tươi, có quà gì cúng quả đó, không coi trong hình thức, vị, màu của quả. Chỉ cần thành tâm dâng lễ vật cúng ông bà là được

Tuy nhiên, người miền Trung không dùng các loại chuối, trái cây có vị đắng, cay, mà thay vào đó chọn trái cây có các vị ngọt, tròn, thơm với mong muốn có được nhiều điều tốt lành, ngọt ngào đến với gia đình.

- Phong tục truyền thống: Việc đón năm mới của người miền Trung cũng tuân theo những phong tục nhất định.

+ Ngày áp tết: từ trước ngày 20/12 không khí tết đã rất nhộn nhịp, bắt đầu làm sạch, trang trí nhà cửa, mua đồ, sắp tết… đẻ chuẩn bị cho ngày tết.

+ Lễ cúng ông Công, ông Táo: Ngày 23/12 âm (23 tháng Chạp) người miền Trung không cúng cá chép vì kiêng theo sự tích cá chép hóa Rồng, mà rồng lại tượng trưng cho vua chúa nên không được đụng chạm đến. Chính vì vậy, trong mâm cơ cũng lễ ông Công, ông Táo của người dân miền trung sẽ có xôi, thịt và hoa quả đơn giản hơn so với miền bắc. Sau lễ cũng thì ba ông Táo được thay mới.

+ Lễ cơm cúng tất niên: Chiều 30 Tết sẽ làm mâm cơm tất niên cúng tổ tiên sau đó cả gia đình quay quần cùng nhau ăn bửa cơm tiễn năm cũ và đón năm mới.

+ Cúng giao thừa: Mân lễ đơn giản chỉ gồm một ít bánh trái, mứt và xôi chè vì người miền Trung quan niệm rằng, mâm cúng giao thừa là vât phẩm cho sáng mùng một do đó đầu năm mới nên đón nhận những thứ thanh tao, ngọt ngào…

3. Phong tục ngày tết miền Nam

 Phong tục tết miền Nam có một chút khác biết về hoa tét, mâm ngũ quả, món ăn cũng như truyền thống phong tục tết.

- Hoa Tết: Người miềm Nam luôn chọn hoa Mai là linh hồn của tết với ý nghĩa thịnh vượng, tài lộc, sung túc…

- Bánh Tết: Bánh Tét là bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày tết của người miền Nam. Vị của bánh Tét được làm nhiều vị: ngọt, mặn, bánh có nhân, bánh không nhân.

- Mâm ngũ quả của người miền Nam: luôn có bốn thứ trái cây chính là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là "cầu vừa đủ xài" thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng hoặc 2 bên là trái dưa hấu tượng trưng cho may mắn, lòng trung nghĩa và trinh tiết hoặc thêm chùm sung (sung túc)

Đồng thời, mâm ngũ quả khiên một số loại cây có phát âm không may mắn như: Chuối (chúi), cam, quýt, táo (bom)…

- Mân cỗ, cơm cúng

+ Chiều 30 tết thường quy tụ đủ mọi người thân trong ia đình cùng nhau làm mân cơm cũng hông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên cúng tế, đốt pháo là để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới.

+ Đêm 29-30 thức đón giao thừa, chơi tú, ăn uống... rất huyên náo.

+ Mâm cỗ ngày xuân:

Mâm cỗ Tết của miền Nam thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng nhưng về cơ bản không thể thiếu 3 món là: bánh tét, bánh tráng và nồi thịt kho tàu. Nếu là món canh thì sẽ là canh khổ qua nhồi thịt so với miền bắc là canh bóng hoặc canh măng.

Phong tục ngày tết miền Nam

Phong tục ngày tết miền Nam

- Phong tục ngày tết miền Nam truyền thống

+ Giáp tết: tảo mộ ông bà, người đã khuất;

+ Chiều 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời;

+ Ngày 30 làm một mâm cơm cúng tổ tiên, gọi là lễ "rước ông bà" và tiếp tục hương khói cho ông bà đến hết ngày 3 tết thì làm lễ “đưa ông bà”.

- Kiêng kị đầu năm

+ Trước lúc giao thừa, tất cả các thành viên phải có mặt đầy đủ tại nhà để tránh việc phải bôn ba cả năng vì công việc làm ăn.

+ Khách đến nhà bất cứ thời điểm nào chủ nhà cũng dọn cỗ, mời uống rượu và ăn bánh và khách sẽ không được từ chối dù là no cũng phải thưởng thức một chút.

+ Không để mất chổi: tránh bị trộm vo vét cả năm.

+ Không để thùng, cối xay gạo trống vì coi như là thất bát. Nên năm mới thường đổ một ít lúa vào cối xay để cầu năm mới no đủ.

Như vậy, nhìn chung phong tục ngày tết 3 miền sẽ có những điểm khác biệt, đặc biệt là ở phong tục tết miền Bắc và miền Nam như:

- Hoa đặc trưng ngày tết: miền Bắc là hoa Đào, niềm Nam là hoa Đào;

- Mâm ngũ quả: Người miền Nam kiêng chuối, và một số táo chủ yếu là 5 loại quả: Mãng cầu, sung, đu đủ, xoài, dừa… Người miền Bắc không kiêng quả và số lượng quả mà theo quy tắc ngũ hành với nhiều màu sắc;

- Thời tiết: Miền Bắc (lạnh), miền Nam (nóng);

- Bánh cổ truyền: Miền Bắc (bánh chưng) miền Nam (bánh tét);

- Các món dưa muối: Miền Bắc (dưa hành), miềm Nam (dưa giá);

- Đãi khách: Miền Bắc (kẹo, bánh, hạt bí, hạt dẻ, mứt, trà…); Miền Nam (ăn nhậu với bia, rượu, đồ nhắm)

- Cúng ông Táo: Người miền Nam không cúng cá chép

- Chơi tết: miền Nam thích đi du lịch, miền bắc thì thích sự đoàn tụ của các thành viên nên thường đi chúc tết anh em, họ hàng, cùng nhau ăn tết xung quanh làng xóm.

Chúc các bạn có một năm mới vui vẻ, bình an, gặp nhiều may mắn.

Loichuchaynhat.com