Một số phong tục ngày tết của các dân tộc Việt Nam

Một số phong tục ngày tết của các dân tộc Việt Nam

Tết Cổ truyền (Tết Nguyên đán) là lễ tết rất quan trọng trong văn hóa của người Việt từ đồng bào dân tộc Kinh, tới dân tộc thiểu số trên cả nước. Trong đó, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có những nét đặc trưng về văn hóa khác nhau.

Với 54 dân tộc anh em thì chắc chắn sẽ có những nét đặc trưng vê fphong tục ngày tết của các dân tộc khác nhau. Chính vì vậy mời các bạn cùng tìm hiểu một số phong tục ngày tết của các dân tộc Việt Nam từ đa số như Kinh đến phong tục của dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông…

1. Phong tục tết của dân tộc thiểu số Cơ Tu

Tết Prơ-Giê-Râm của người  Cơ Tu  tại các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam là lớn nhất trong năm sẽ được tổ chức vào mùa xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới.

Đón Tết nhiều nhà sẽ trang trí rất đẹp và dựng cột đâm Trâu kết hợp với nhiều sinh hoạt văn hóa tại nhà  Guơi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng...

Phong tục tết của các dân tộc

Phong tục tết của các dân tộc

2. Phong tục Tết Giọt Nước của người Xơ Đăng

Người Xơ Đăng cả năm chỉ có 2 cái tết đơ giản là tết giọt nước và giọt lửa.

Trong đó , Tết Giọt Nước bắt đầu khoảng giữa thang 3 âm lịch sau khi kết thúc vụ mùa sẽ cúng máng đề cầu mong thần nước cho làng năm mới được mùa, no đủ.

Người trong buôn mang chóe, nồi đồng ra lấy nước về nhà và tổ chức ăn uống, vui chơi mấy ngày liền với các hoạt động ca hát, nhảy múa, trai gái được tự do trao đổi tâm tình.

3. Phong tục ngày tết của người Mông (H'Mông):

lễ tết của người H’Mông rất đủ đầy, nhà cửa trang hoàng đủ sắc màu nhất là màu đỏ. Tết Nguyên Đán của người Mông được gọi là NaoX-Cha và thường tổ chức giữa mùa đông giá rét sau Tết dương lịch và đêm giao thừa các gia đình cử con trai đi lấy nước suốt để về cúng tổ tiên.

Dịp đón tết sẽ chuẩn bị sắn con lơn bép, các loại bánh bột nếp, ít dùng bánh chưng. Phong tục ngày tết của người Mông cũng có chút độc đáo. Họ có Người H'mông với tục vỗ mông con gái và dắt tay tìm chỗ tâm tình thâu đêm suốt sáng nếu như người con trai thích người con gái nào đó, sẽ vỗ mông cô gái

4. Phong tục ngày tết của người Hrê:

Tết của người Hrê kéo dài suốt cả tháng và mỗi gia đình phỉa lo nấu bán tét, làm rươu thật nhiều. Nhà giàu phải nấu từ 20 – 40 nồi bánh tét, ủ hàng trăm ché rượu và hạ vài con trâu đề đãi khác và bàn con trong buôn.

Tất sẽ dẽ mừng ăn uống múa hát, chúc tụng tại nhà chủ làng sau đó mới đén các nhà khác.

5. Phong tục tết của dân tộc Thái

Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết.

+ Tết Soong Sịp (tết cơm mới) sau khi lúa ở ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đồ xôi nếp để cúng lễ. Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ.

+ Tết Soong Síp là tết Kim Lao Mao (tết uống rượu);

+ Tết ông Táo và lớn nhất là tết Nen-Bươn-Tiền (tết Nguyên đán). Ngày tết này kéo dài và dân bản tha hồ vui chơi tới rằm tháng Giêng.

6. Phong tục lễ tết cổ truyền của người Chăm

Có hai lễ lớn nhất trong năm là Păng-Katê và Păng-Chabư được xem như cái Tết của họ.

- Tết Păng-Katê cử hành vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm tức khoảng tháng  9 dương lịch.

- Tết Păng-Chabư cử hành vào ngày 16 tháng 9 theo lịch Chăm tức khoảng tháng 2, 3 dương lịch.

Những ngày lễ tết đồng bào Chăm đồ về 3 nơi đó là đền Pô Nưgar, tháp Pô Rômê ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và tháp Pô Klông Garai ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm vào sáng mùng 1 Tết. Các chức sắc Chăm cùng toàn thể bà con xa gần đều  đến đay để làm lễ cúng với nhiều loại lễ vật.

Phong tục tết của các dân tộc Việt Nam

Phong tục tết của các dân tộc Việt Nam

7. Phong tục tết của người Mường

Họ tổ chúc tết Nguyên Đán như người Kinh và được xem là tết lớn nhất của người Mường.

Họ bắt đầu việc dọn dẹp nhà cửa, không gian, bàn thờ từ hôm 23 tết đến ngày 27 tết âm lịch. Những không gian nhà cửa sách tinh và chuẩn bị rử sạch lá dong góp bánh. Nhà nào cũng có một cây đào trong nahf, một cách mía cạnh bàn thờ và 1 cây Nêu trước cổng.

Ngày 29 tết sẽ bắt đầu mổ lơn để nấu cúng tổ tiên và một phần làm món ăn tết để đãi khách tới chơi.

Ngày 30 Tết sẽ là ngày bận rộn với người Mường khi bọ bắt đầu quây quần bên nồi bánh chưng, làm cơm cúng ông bà, tổ tiên, thổ địa.

Từ ngày mùng 1 đến mùng 6 tết là dịp mọi người vui chơi, đi chúc tết nhà nhau và cùng nhau ăn mừng đón tết vui xuân. Cho đên ngày mùng 7 sẽ tổ chức lễ xuống đồng và kết thúc năm mới với mong muốn có được mùa màng tốt tươi, một năm no đủ.

8. Phong tục tết nhảy của người Dao

Ngày đầu năm của người Dao sẽ không có công việc mà chỉ có các hoạt động vui chơi, thăm viếng và chúc tụng nhau. Người Dao đón Tết bằng tết nhảy gọi là "Nhiang chằm Ðao" để rèn luyện sức khoẻ và võ nghệ.

Tục lệ Tết nhảy bắt đầu trước tết Nguyên Ðán chừng vài ba hôm và các thanh niên trai tráng sẽ bắt đầu thể hiện các điệu múa, điều nhảy trong âm thanh trống, thanh la náo nức.

Trên đây là một số phong tục tết của các dân tộc thiểu số trên cả nước. Hi vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát và rộng mở hơn về phong tục ngày tết của các dân tộc Việt Nam hơn. Đồng thời, yêu thích khám phá hơn truyền thống văn hóa tết Việt Nam nhé!

Tổng hợp bởi loichuchaynhat.com