Khám phá các món ngon ngày tết 2017 đặc trưng của từng vùng miền nước ta
Tết đến mọi người quây quần sum họp bên mâm cơm gia đình cùng đón xuân mới về. Tùy vào mỗi vùng miền khác nhau, ẩm thực cũng có nhiều điều không giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt ấy góp phần thể hiện sự đa dạng mỗi nơi và có dịp thưởng thức những tinh túy đất trời và bàn tay chăm chỉ, sáng tạo của con người.
Cùng loichuchaynhat.com tìm hiểu các món ăn ngày tết có gì đặc biệt và hấp dẫn của từng vùng miền nước ta nhé.
1. Miền Bắc
Tùy từng các vùng ở miền Bắc có những món ăn đặc trưng thêm vào nhưng thường thì trong mâm cơm cúng tết sẽ có những món ăn mang đậm hương vị chất Bắc.
Bánh chưng là lại bánh lâu đời trong truyền thống Việt Nam và được coi như là linh hồn của tết Việt. Đây là món ăn thể hiện sự kết tinh của trời đất, mang đến khát vọng cho một năm mới đầy đủ và sung túc . Bánh là sự kết hợp của vị ngọt bùi của đỗ hòa quyện với mùi thơm của gạo thêm chút béo ngậy của thịt mỡ và chút cay cay của hạt tiêu mang đến những ngày tết trọn vị.
Trong làn hương thơm khói tỏa ngày tết hình ảnh đĩa gà luộc vàng ruộm bên cạnh đĩa xôi gấc đỏ tươi làm cho mâm cỗ ngày tết trở nên màu mè hơn. Người ta quan niệm rằng gà luộc tượng trưng cho sự no đủ, vạn phúc an khang, còn màu đỏ trong xôi gấc thể hiện sự may mắn tốt lành sẽ đến với họ trong dịp đầu năm.
Thịt đông là món đặc trưng của Tết cổ truyền miền Bắc với tiết trời lạnh. Đặc trưng của món thịt đông là phải nấu thật nhừ, đến khi có một lớp mỡ sánh trên bề mặt thì mới đạt tiêu chuẩn. Một miếng thịt đông kèm một củ dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết miền Bắc.
Bên cạnh đó một món ăn cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết chính là giò, giò có 2 loại là giò lụa và giò xào. Khi ăn thái thành từng khoanh, giò lụa có màu trắng mịn, vài lỗ nhỏ trên bề mặt giò còn giò xào thì sẽ là sự kết hợp màu sắc của các nguyên liệu món tạo thành.
Nem rán nhìn thì đơn giản, nguyên liệu cũng không khó kiếm nhưng lại thể hiện hết những tài hoa, tinh tế của người chế biến. Nem là món ăn quen thuộc và phổ biến ở tất cả các vùng miền trên cả nước vì độ dễ ăn và hương vị thơm ngon của nó tạo thành.
Ngoài ra còn rất nhiều món đặc trưng cho ngày tết các vùng của miền Bắc như măng ninh chân giò, che kho, các món xào thơm ngon nhưng thường thì các món trên sẽ xuất hiện phổ biến nhất trong mâm cơm Bắc Việt.
Mâm cơm tết miền Bắc
2. Miền Trung
Trong bếp lửa của người miền Trung thường náo nức chào Xuân với hương thơm của bánh tét, của dưa món, của tré, của bánh tổ bên cành mai vàng sắc hương.
Nếu như bánh chưng là món không thể thiếu trong mâm cơm Tết ở miền Bắc thì ở miền Trung, những chiếc bánh tét mềm dẻo mang hương vị đậm đà . Bánh tét cũng được chế biến từ các nguyên liệu giống như bánh chưng nhưng chỉ khác trong cách gói là được gói thành hình trụ dài thay vì hình vuông.
Thịt lợn ngâm nước mắm là một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân miền Trung, món được chế biến từ thịt heo luộc chín cùng với nước mắm pha đường. Sự hòa quyện của vị mặn, ngọt của món thịt khi kết hợp thêm với dưa món và rau sống càng trở nên hấp dẫn với người thưởng thức.
Món bánh tổ ngày tết là sự kết hợp tinh tế của mè, gừng, đường đen và gạo nếp, khi thưởng thức, bánh tổ có thể đem chiên với dầu đậu phộng cũng rất ngon hoặc được xắt ra thành từng miếng để dùng ngay hoặc nướng bánh trên bếp than hồng cho mềm.
Dưa món là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu khác nhau như củ kiệu, củ cải, dưa leo, đu đủ, cà rốt… ngâm chua mặn, dưa món là một món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ của người miền Trung.
Giò heo hon miền Trung Được làm từ thịt chân giò. Món có màu vàng nghệ, hương thơm đặc trưng, là món rất được ưa dùng trong những ngày Tết ở miền Trung.
Tôm chua có ở nhiều nơi, nhưng ngon vào bậc nhất phải kể đến món tôm chua xứ Huế. Món ăn đã gói trọn trong món tôm chua Huế là vị ngọt của tôm, vị béo của thịt chân giò, vị cay, thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, vị chát của sả và tất cả sẽ mang đến cho bạn hương vị một ngày Tết rất Huế .
Bánh cổ truyền trên mâm cỗ ngày tết miền trung
3. Miền Nam
Ở vùng Nam bộ thì ngày Tết là dịp để mọi người được bận rộn với các kế hoạch của mình. Và chỉ riêng việc ăn uống, Nam bộ đã là là một vùng đất mang nhiều phong vị rất riêng, trong nét ẩm thực ngày xuân.
Bánh tét Nam Bộ được dùng khá phổ biến để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Bánh tét có rất nhiều loại, bánh tét nhân mặn, nhân ngọt và có cả bánh tét chay. Món này thường được ăn kèm với kiệu chua hoặc củ cải ngâm nước mắm thì ngon tuyệt.
Ngày xưa, mỗi khi tết cổ truyền đến thì gia đình nào cũng có 1 nồi thịt kho trứng . Từ những miếng thịt lợn tươi ngon và những quả trứng vịt hoặc trứng cút tạo ra một nồi thịt kho tàu thơm ngon và hấp dẫn người ăn trong ngày tết.
Bên cạnh hai món dưa giá, củ kiệu tôm khô là món không thể thiếu trong mọi gia đình, người ta có thể mua ở chợ, siêu thị, nhưng ngon nhất vẫn là do tự tay làm lấy. nên một món ăn vô cùng ngon miệng với vị chua ngọt, bùi bùi rất đặc trưng.
Món canh khổ qua ngày Tết không thể thiếu của người dân miền Nam , món canh này mang ý nghĩa sẽ giúp xua đi những khó khăn của một năm mới để cầu mong một năm mới đến với những điều tươi đẹp hơn.
Mâm cơm tết miền Nam
Đây là những món ăn truyền thống trong dịp Tết của người dân Việt Nam. Mỗi món ăn đều có những màu sắc và hương vị đặc trưng chứa đựng những ý nghĩa riêng của từng món.
Loichuchaynhat.com hi vọng rằng với bài viết này các bạn có thể có những thông tin bổ ích về những món ăn truyền thống này để mỗi ngày tết cổ truyền cho từng vùng miền của nước ta nhé!
Tổng hợp bởi: Loichuchaynhay.com
Bài viết cùng chuyên mục
-
Những câu chúc tết hay, ngắn gọn, ý nghĩa may mắn năm 2024
-
Những lời chúc tết ngày khai xuân hay, câu chúc khai xuân hay
-
Những stt đầu năm mới hay nhất - Stt chúc mừng năm mới
-
Tổng hợp những câu chúc tết, lời chúc tết năm Mậu Tuất 2018 hay và ý nghĩa nhất
-
Những câu chúc tết ngắn gọn hay nhất và ý nghĩa nhất
-
Tin nhắn chúc mừng năm mới 2018 hay và ý nghĩa nhất