Bệnh gút có chữa được không? Những món ăn chữa bệnh gout hiệu quả

Bệnh gút có chữa được không? Những món ăn chữa bệnh gout hiệu quả

Bệnh gút hay gout là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến. Người mắc bệnh gút sẽ chịu đau đớn về thể xác và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.

Vậy bệnh gut có chữa được không, chữa bệnh gút như thế nào, và những món ăn chữa bệnh gút nào thích hợp? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.

Bệnh gút có chữa khỏi hẳn được không?

Bệnh gút gây ảnh hưởng đến sương khớp mà nó còn có thể ảnh hưởng đến những cơ quan khác của cơ thể như: suy thận, tăng huyết áp…

Trước tiên muốn trả lời được câu hỏi bệnh gút chữa được không, chúng ta phải có kiến thức về căn bệnh này.

Gút là một trong những dạng viêm khớp, xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến các tinh thể urat sắc nhọn lắng đọng tại các khớp, gây nên tình trạng đau nhức, sưng tấy khớp. Các cơn gút cấp thường tấn công về đêm, không có dấu hiệu báo trước và gây sưng đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ, thậm chí chỉ chạm nhẹ vào cũng khiến người bệnh đau đớn.

Các món ăn chữa bệnh gút

Bệnh gut có chữa được không

Vì bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, nên khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu để cứu chữa căn bệnh này nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp nào chữa hoàn toàn căn bệnh quái ác này.

Hiện tại chỉ có những loại thuốc được điều chế nhằm giảm đau, chống viêm trong các đợt gút cấp mà thôi. Tuy nhiên, các loại thuốc chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh gút ở giai đoạn sớm mà không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Còn những người ở gian đoạn bệnh muộn hơn thì cần phải điều trị bằng các biện pháp khác nhau.

Thức ăn chữa bệnh gút

Bệnh gout không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm giảm triệu chứng của bệnh bằng chế độ ăn thích hợp. Sau đây là một số món ăn chữa bệnh gout mà bạn nên biết:

1.

Món ăn từ rau cải trắng xào với dầu ăn thực vật xào ăn hàng ngày sẽ rất thích hợp trong giai đoạn điều trị củng cố. Trong các món ăn chữa bệnh gút thì đây là món đơn giản dễ làm nhất.

2.

Cà dái dê tím luộc cũng là một trong những thức ăn trị bệnh gút hiệu quả. Bạn luộc khoảng 250g cà dái dê tím rồi thái thành miếng, cho thêm xì dầu, dầu vừng, muối, gia vị. Rồi trộn đều và ăn cách ngày.

3.

Bạn có thể ăn khoai tây rán với dầu thực vật rồi rồi trộn với xì dầu, muối, gia vị để ăn hằng ngày. Đây là thức ăn chữa bệnh gout rất tốt khi bệnh tái phát.

4.

Củ cải 250 g thái chỉ, dầu thực vật 50 g. Bạn rán củ cải qua với dầu rồi thêm bá tử nhân (30 g), nước (500 ml) đun chín, cho thêm muối và gia vị, ăn hằng ngày.

5.

Củ cải 250 g, dầu thực vật 30 g, gạo tẻ 30 g. Củ cải thái chỉ, rán qua rồi cho thêm 750 ml nước, nấu với gạo thành cháo, ăn trong ngày.

6.

 Bạn xào măng tre với dầu thực vật và cho thêm chút muối và gia vị vào rồi ăn món này hằng ngày cũng sẽ tốt hơn với bệnh nhân gút.

7.

 Bạn mua hạt dẻ và tán thành bột (khoảng 30g), chuẩn bị khoảng 50g gạo nếp rồi nấu với khoảng 750ml nước thành món cháo để ăn trong ngày. Đây là món ăn trị bệnh gout hiệu quả.

8.

 Bạn có thể nấu rau cần với gạo tẻ thành món cháo ăn hàng ngày. Bạn mua khoảng 100g rau cần để cả rễ rửa sạch và thái nhỏ, nấu với khoảng 30g gạo tẻ, 750ml nước là được.

9.

Trong giai đoạn cấp tính bạn có thể nấu 30g nho tươi với 50g gạo tẻ thành món cháo rồi ăn hàng ngày.

10.

Dâu tây (thảo mai) 80 g, rửa sạch, bỏ cuống, ép lấy nước, pha thêm đường phèn và nước đun sôi để nguội (khoảng 100 ml) chia 2-3 lần uống mỗi ngày.

Các món ăn chữa bệnh gút

Các món ăn chữa bệnh gút

11.

Bạn có thể ép nước từ các loại quả như: khoai tây, cà rốt, dưa chuột, táo tươi (loại táo to nhập khẩu từ Trung Quốc) mỗi loại 300. Rồi lấy nước ép đó pha thêm chút mật ong và uống hàng ngày. Đây là một trong những món ăn bài thuốc chữa bệnh gout mà bạn nên biết.

12.

Quýt 200 g, cà rốt 300 g, táo 400 g, lô hội 40 g, tất cả rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, pha thêm mật ong uống hằng ngày.

13.

Cương tàm 250 g, đậu đen 250 g, rượu trắng 1.000 ml. Đậu đen sao cháy, ngâm trong rượu cùng với cương tàm, sau 5 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml.

14.

Độc hoạt 40 g, bạch tiên bì 15 g, khương hoạt 30 g, nhân sâm 20 g, rượu vừa đủ. Các vị rửa sạch, sấy khô, tán vụn. Mỗi lần lấy 10 g bột thuốc, 7 phần nước 3 phần rượu, đun cạn còn 7 phần rồi bỏ bã, uống hằng ngày.

15.

Nước giúp loại bỏ acid uric khỏi cơ thể, vì vậy cần tăng cường uống nước giúp phòng tránh được bệnh gout.

Ngoài ra những loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ là những thực phẩm có lượng purine thấp. Những thực phẩm này có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu. Quả anh đào và quả mâm xôi được các chuyên gia  khuyên nên dùng

.

Những món ăn chữa bệnh gout

Những món ăn chữa bệnh gout

Những thực phẩm cần tránh với bệnh nhân gút

Ngoài những món ăn trị bệnh gout, những món ăn chữa bệnh gout thì có những loại thực phẩm mà bệnh nhân gút cần tránh.

+ Những món ăn từ thịt bò và nội tạng bò như gan, thận hoặc lòng bò không nên ăn. Vì đây là những món chứa lượng purin rất cao làm bệnh thêm trầm trọng.

+ Những thực phẩm có vỏ và những loại thực phẩm chứa lượng protein cao sẽ làm tăng nguy cơ tăng bệnh gút.

+ Không được uống rượu. Mức purine trong rượu bia có thể gây bùng nổ bệnh gout. Rượu làm giảm khả năng cơ thể bài tiết  axit uric và tăng sự phát triển của bệnh Gout.

+ Vitamin C làm gia tăng sản xuất acid uric. Với những người có bệnh gút thì cần có sự hướng dẫn của bác sĩ mới được sử dụng vitamin C hoặc những thực phẩm chứa vitamin C.

Trên đây là những món ăn trị bệnh gut và những loại thực phẩm mà bệnh nhân gút cần kiêng cự. Các bạn cần nắm rõ kiến thức về bệnh gút và những mẹo vặt hữu ích trong việc chữa bệnh gút để hạn chế và giảm những tác động xấu của căn bệnh này đến cuộc sống của mình nhé. Chúc các bạn những lời chúc ý nghĩa nhất nhé.

Xem thêm: Cách chữa bệnh viêm xoang tại nhà - Mẹo chữa viêm xoang tại nhà