Khô môi là bệnh gì - Các mẹo và cách chữa trị khô môi nhanh nhất tại nhà

Khô môi là bệnh gì - Các mẹo và cách chữa trị khô môi nhanh nhất tại nhà

Vào khoảnh khắc giao mùa trong năm, chắc hẳn cơ thể mỗi chúng ta cũng có vài biểu hiện chịu ảnh hưởng của sự thay đổi đó. Khi đến mùa hanh khô, da dẻ chúng ta luôn cảm thấy khó chịu, đặc biệt là đôi môi khô nẻ giúp bạn không tự tin khi sử dụng mỹ phẩm cho mình.

Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu những lý do và cách trị khô môi nhanh và hiệu quả nhất giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Nguyên nhân gây khô môi

Thay đổi thời tiết

+ Khi thời tiết chuyển sang khô hanh, độ ẩm trong không khí thấp, nhất là lúc chuyển vào mùa lạnh ở miền Bắc hoặc do làm việc quá lâu trong môi trường sử dụng điều hòa làm môi bạn không được cung cấp nước dẫn tới nứt nẻ.

+ Ánh nắng: nếu bạn để môi tiếp xúc nhiều với ánh nắng đã gián tiếp để tia UV làm đôi môi bạn bị sạm đen.

+ Nước ở hồ bơi: đây là nơi có rất nhiều hóa chất, đặc biệt là Clo khiến đôi môi bạn bị khô nẻ.

Ăn quá nhiều chất axit citric

Đây là một chất có rất nhiều trong hoa quả hàng ngày chúng ta ăn như cam, chanh… Khi chất này được tiếp xúc với đôi môi có lớp da mỏng manh làm tàn phá lớp màng bảo vệ bên ngoài của đôi môi, khiên chúng ta cảm thấy đau, xót ở môi khi ăn các thực phẩm này.

Thực phẩm chứa nhiều axit citric dễ gây chứng khô môi

Thực phẩm chứa nhiều axit citric dễ gây chứng khô môi

Do nhu cầu làm đẹp của mỗi người

+ Những thỏi son mà các chị em phụ nữ sử dụng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng môi khô, đặc biệt sau mỗi ngày sử dụng đôi môi không được tẩy trang sạch sẽ, khiến các chất độc hại thẩm thấu vào đôi môi như chì khiến môi thâm quanh năm.

+ Đặc biệt là hiện nay phát triển mạnh các công nghệ làm đẹp tiên tiến như xăm môi, các hóa chất được phun lên đôi môi bạn hay các dụng cụ xăm có thể sẽ làm đôi môi bị tổn thương.

+ Kem đánh răng: khi chúng ta sử dụng các loại kem đánh răng có tính năng chống mảng bám trên răng, vô tình đã ảnh hưởng đến đôi môi của bạn khi những hóa chất trong kem đánh răng sẽ khiến đôi môi bị khô nẻ.

Thói quen sinh hoạt

+ Hành động liếm môi tưởng như không có gì lại khiến tình trạng khô môi trở nên rắc rối hơn.

+ Uống nước ít: mỗi ngày chúng ta cần uống ít nhất 1.5 đến 2 lít nước, nếu muốn có đôi môi căng mọng chúng ta cần tích cực bổ sung nước cho cơ thể.

+ Cắn môi: Khi bạn phát hiện đang có một mảng da khô đang bị bong tróc trên môi, bạn thường có thói quen cho tay lên môi để bóc chúng ra, nhưng đáng tiếc đây là hành động không tốt, làm tổn thương đôi môi của bạn.

4 nguyên nhân trên tưởng như vô tình nhưng đã tác động không nhỏ tới tình trạng khô môi đang diễn ra đối với tất cả mọi người từ trẻ sơ sinh tới người già.

Trẻ sơ sinh bị khô môi phải làm sao

Hiện nay tình trạng các bé sơ sinh mới chỉ vài tang tuổi nhưng xuất hiện nhiều biểu hiện của khô môi. Cũng như các nguyên nhân trên, có thể cơ thể trẻ nhỏ đang bị thiếu nước, hoặc do môi trường xung quanh như thời tiết hanh khô, nằm cả ngày trong điều hòa đãn tới tình trạng xấu hơn.

Trẻ nằm cả ngày trong điều hòa rất dễ bị khô môi

Trẻ nằm cả ngày trong điều hòa rất dễ bị khô môi

Khi bị khô môi, các bé sẽ cảm thấy đau, xót khi liếm môi dẫn tới quấy khóc, lười ăn vì thế chúng ta cần tì cách phòng và tránh hiệu quả căn bệnh này cho trẻ.

+ Các bà mẹ cần thường xuyên cung cấp đủ nước cho cơ thể bé, bằng sữa mẹ, nước bên ngoài. Nếu các bé đang bị nẻ môi, khi cho trẻ uống nước cần tránh để nước chạm vào môi trẻ khiến chúng gây đau xót cho các bé. Nếu thời tiết quá hanh khô, cần có một chiếc máy tạo độ ẩm trong không khí giúp làn da bé cảm thấy dịu nhẹ hơn.

+ Đối với các bé lớn hơn, không để trẻ tự liếm môi quá nhiều, bổ sung vitamin B cho các bé bằng các thực phẩm như rau xanh, trứng, đậu phộng, cá,… Đối với trẻ sơ sinh thì các mẹ tự bổ sung vitamin B cho mình và đưa chúng bằng nguồn sữa cho trẻ.

+ Hiện nay có rất nhiều loại son dành cho trẻ em làm hoàn toàn từ tự nhiên, không có hóa chất, các mẹ có thể tìm các địa chỉ uy tín để luôn giữ độ ẩm cần thiết cho bé khi thay đổi môi trường như đi chơi hay thời tiết hanh khô.

Mẹo chữa khô môi cho phụ nữ khi mang thai

Ngoài các nguyên nhân kể trên, phụ nữ khi mang bầu thường có nguy cơ bị khô môi cao hơn do lượng chất lỏng trong cơ thể của các bà bầu sẽ được dùng để tăng lượng máu nuôi thai nhi trong bụng.

Ngoài ra có thể do sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, nhu cầu đi vệ sinh nhiều dẫn tới mất một lượng nước trong cơ thể.

Vì vậy trong trường hợp cảm thấy môi bị nứt nẻ, các bà bầu cần chú ý:

+ Tích cực bổ sung nước vào trong cơ thể: bênh cạnh việc cung cấp ít nhất 1.5 đến 2 lít nước lọc mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần bổ sung nguồn nước từ các loại hoa quả trái cây hoạc nước canh hàng ngày. Trong môi trường làm việc, tránh ngồi quá lâu trong không khí thiếu độ ẩm như ngồi máy lạnh.

+ Không liếm môi: đây là một thói quen xấu, hông tốt cho môi, bên cạnh đó, tránh sử dụng các loại son có mùi thơm kích thích thói quen liếm môi của các chị em bà bầu.

Tránh liếm môi quá nhiều lần

Tránh liếm môi quá nhiều lần

+ Áp dụng chế độ ăn uống hiệu quả khi mang thai: đây là cách nhanh nhất xua đuổi buồn phiền về tình trạng khô môi đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là bổ sung vitamin B có trong rất nhiều thực phẩm hàng ngày của chúng ta giúp tái tạo lại đôi môi căng khỏe hơn.

+ Vệ sinh răng miệng an toàn: sử dụng kem đánh răng ha nước súc miệng không chứa các chất ảnh hưởng xấu tới làn da môi của bạn.

+ Sử dụng các mẹo bảo vệ môi từ tự nhiên: các thực phẩm như dầu dừa, mật ong, dầu oliu là những thứ rất tốt cho đôi môi của bạn, bổ sung độ ẩm cho môi, cung cấp các dưỡng chất tái tạo đôi môi căng mịn, hồng hào.

Một số cách chữa khô môi khác nên biết

Với các phương pháp kể trên, chúng ta có thể áp dụng cho mọi đối tượng như thực hiện chế độ ăn hợp lý, cung cấp nước, độ ẩm cho đôi môi, tránh liếm môi, không sử dụng hóa chất ảnh hưởng tới làn da mỏng manh trên môi.

Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng một số mẹo dân gian bằng các thực phẩm có từ tự nhiên trong nhà nhưng tác dụng vô cùng bất ngờ dành cho đôi môi của chúng ta, giúp chúng trở nên căng mọng, tràn đầy tự tin.

+ Nha đam tươi: gọt lớp vỏ xanh bên ngoài và ta dùng lớp thịt trong suốt bên trong của cây nha đam này để đắp lên đôi môi ngày làm từ 1-2 lần giúp môi được giữ độ ẩm và cung cấp các chất có lợi cho đôi môi.

+ Dầu dừa: với rất nhiều công dụng như kháng khuẩn, nấm, tránh các virut có hại, dầu dừa còn dưỡng ẩm cho môi vô cùng hiệu quả. Thực hiện sử dụng dầu dừa ngày 2-3 lần lên môi sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu.

Tinh chất dầu dừa giúp đôi môi dưỡng ẩm tốt

Tinh chất dầu dừa giúp đôi môi dưỡng ẩm tốt

+ Dưa chuột: với tác dụng dưỡng ẩm tốt thường dùng để đắp mặt nạ cho chị em, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng dưa chuột như chiếc mặt nạ cho môi vậy. Chà nước dưa chuột lên môi ngày 2-3 lần sẽ giúp bảo vệ môi hiệu quả.

+ Mật ong: với các axit amin giúp giữ ẩm hiệu quả, mật ong là một lựa chọn tuyệt vời vừa để giữ ẩm, còn có thể tẩy da chết, chống lão hóa cho đôi môi cua bạn. Bôi mật ong nguyên chất lên môi ngày 2-3 lần để thấy được sự cải thiện rõ rệt.

Như vậy, chúng ta không cần băn khoăn và lo lắng gì về đôi môi của mình sau khi đọc hết các mẹo vặt hay nhất về cách chữa khô môi của chúng tôi dành cho mọi người rồi. Chúc các bạn áp dụng thành công để có một đôi môi căng mọng, tự tin trước mọi người!

Thúy Ngân