Cây mật nhân có tác dụng chữa được những bệnh gì
Ở Việt Nam, cây mật nhân là vị thuốc dễ tìm bởi nó cư trú ở rất nhiều địa phương, nhưng chủ yếu là vùng đồi núi nước ta. Loài cây này được nhiều người biết đến như một vị thuốc quý chữa bách bệnh. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết rõ những tác dụng của cây mật nhân này nhé!
Sơ lược về cây mật nhân
Cây mật nhân hay còn được gọi là cây bách bệnh, cây bá bệnh. Loài cây này thường mọc phổ biến ở khắp nước ta, đặc biệt phổ biến nhất ở miền trung. Theo các nghiên cứu ban đầu cho thấy, cây mật nhân ở Việt Nam có tác dụng cao hơn so với xuất xứ từ những nước khác. Với các nghiên cứu như vậy, cây mật nhân được trọng dụng làm thuốc chữa bệnh trong kho tàng mẹo vặt hữu ích dân gian bởi các công dụng của nó. Người ta thường dùng quả vỏ thân và vỏ rễ cây mật nhân phơi hay sấy khô làm thuốc.
Dấu hiệu nhận biết cây mật nhân
Cây cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 - 42 lá nhỏ sánh đôi và đối nhau.
Mặt lá trên màu xanh, mặt dưới màu trắng. Đây là loại cây đơn tính khác gốc (dioecious) nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu thành chùm kép hay chùm tán mọc ở ngọn, nở vào tháng 3 - 4 hằng năm. Mỗi hoa có 5 - 6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5 - 6. Quả non màu xanh, khi chín đổi sang màu vàng hay đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 - 2cm, ngang 0,5 - 1cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Cây mật nhân có tác dụng chữa những bệnh gì?
Tác dụng của cây bá bệnh mật nhân đối với phụ nữ
Đối với phụ nữ, cây mật nhân có tác dụng trị các bệnh như khí hư huyết kém, người bị ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, dùng làm thuốc bổ, chữa lỵ, tiêu chảy.
Cây mật nhân dùng để điều trị và chữa được những bệnh gì?
Về cách dùng cây mật nhân để phát huy công dụng thì đối với rễ hoặc vỏ thân, sau khi phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bọt làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml).
Tác dụng chữa bệnh của cây mật nhân đối với nam giới
Cây mật nhân là thảo dược có tác dụng giúp tăng cường sinh lực ở phái mạnh. Đặc biệt, rễ của cây mật nhân có tác dụng giúp cho cơ thể phái mạnh tăng tiết hooc môn nam tự nhiên, đồng thời tăng khả năng sinh lý, kích thích sự hưng phấn, bổ thận, giúp duy trì trạng thái cường dương bởi so với tác dụng chữa bệnh của quả, thân cây, lá cây mật nhân thì rễ cây có chứa dược tính cao hơn cả.
Loài thảo dược này thường được sử dụng trong những trường hợp nam giới đang bị tinh dịch kém, xuất tinh sớm. Cây mật nhân hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tăng số lượng tinh trùng, tinh dịch, mật độ tinh trùng lưu động, chữa bệnh rối loạn cương dương nhờ tác dụng của cây mật nhân ngâm rượu.
Công dụng của rễ cây mật nhân chữa bệnh gì?
Nhằm phát huy công dụng chữa các bệnh nam giới của cây thuốc mật nhân, mật nhân được sử dụng bằng cách: Rễ của cây mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30 - 40g, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20 - 50ml rượu mật nhân.
Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị. Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được.
Những tác dụng của cây mật nhân trong việc giảm lo lắng, căng thẳng, bảo vệ gan.
Trong thành phần của mật nhân chứa hàm lượng Anxiolytic có tác dụng trong việc tăng cường hoạt động trí óc, giảm lo lắng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, nếu mật nhân kết hợp cùng với cây cà gai leo sẽ tạo ra một hợp chất giúp bảo vệ gan, ngăn chặn quá trình xơ gan diễn ra. Nó sẽ rất tốt cho người thường xuyên sử dụng rượu bia, xơ gan nhằm phục hồi sức khỏe sinh lý.
Công dụng khác của lá cây, thân cây, vỏ rễ cây mật nhân dùng chữa bệnh
Theo y học cổ truyền nghiên cứu, cây mật nhân có tính mát, vị đắng, quy vào kinh thân và can, có tác dụng trong việc bồi bổ khí huyết, giảm stress, mệt mỏi. Công dụng khác của cây mật nhân là chữa trị các bệnh như huyết áp cao, đường tiêu hóa, đau dạ dày, chán ăn, suy nhược thần kinh, chóng mặt mất ngủ, giữ ấm cơ thể, giảm sốt bởi trong cây mật nhân chứa anxiolytic.
Bộ phận thường hay sử dụng làm thuốc của cây mật nhân gồm vỏ, rê cây, thân cây. Người ta cũng đã phân tích thành phần phần chính của các bộ phận này là các quasinoide, tritecpenoit, alcaloit…, giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể, giúp điều hòa và làm ổn định huyết áp… Thuốc được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng tại nhiều nước ở châu Á, Tây Âu và Mỹ.
Công dụng của cây thuốc mật nhân
Bên cạnh đó, các tác dụng chữa bệnh của cây mật nhân như hỗ trợ điều trị bệnh gân xương đau nhức, tê chân tay, đau thắt lưng, thấp khớp, đái tháo đường, giảm uríc trong máu (Gút), men gan cao, Xơ gan, viêm gan, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác….
Vỏ rễ cây mật nhân có vị rất đắng nên sử dụng làm thuốc tẩy giun, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say rượu, dùng ngoài làm thuốc trị ghẻ lở…. Lá cây mật nhân có công dụng chữa trị bệnh ghẻ, lở ngứa bằng cách dùng nấu nước tắm.
Những tác dụng phụ của cây mật nhân
Để sử dụng mật nhân chữa bệnh, người bệnh cần có hướng dẫn và chỉ định của các thầy thuốc, lương y có kinh nghiệm. Những người có sức đề kháng yếu, trong cơ thể mang nhiều bệnh liên quan đến nội tạng như gan, mật, dạ dày… nếu dùng mật nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là phụ nữ có thai không nên dùng cây này làm thuốc
Với những công dụng chữa bệnh của lá cây, thân cây và rễ cây mật nhân như vậy, chắc hẳn các bạn sẽ tìm được phương thuốc chữa bệnh của mình sao cho hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, dồi dào sức khỏe!
Lời chúc hay nhất gửi tặng các bạn lời chúc cuối tuần ý nghĩa, chúc các bạn cuối tuần ấm áp nhé.
Xem thêm: Lá mơ lông chữa bệnh gì? Tác dụng của lá mơ lông
Kim Chi
Bài viết cùng chuyên mục
-
Tác dụng của cây cà gai leo - Những bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gai leo
-
Cách diệt mối mọt tận gốc hiệu quả nhanh nhất tại nhà
-
Cách trang trí quán cà phê nhỏ bình dân, đơn giản và đẹp
-
Mẹo học ôn thi lý thuyết bằng lái xe ô tô hạng C
-
Quả đứa dại có tác dụng gì? Công dụng chữa bệnh của quả dứa dại
-
Bé ho nhiều phải làm sao? Chữa ho cho bé bằng cách dân gian tại nhà