Tổng hợp các mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh nhà bạn

Tổng hợp các mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh nhà bạn

Nấc cụt là hiện tượng xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chúng lại phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Nấc cụt do sự co thắt của cơ hoành, liên tục ở trẻ gây ra một số phiền phức như trẻ khó chịu, nôn trớ. Đây là hành động mà các bé không thể kiểm soát được, vì vậy dân gian đã lưu truyền một số mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh để chị em không phải quá lo lắng khi gặp hiện tượng này.

1. Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Sự co thắt ngài ý muốn của cơ hoành dẫn tới nấc cụt. Cơ hoành này giữ vai trò quan trong trong việc hô hấp khi nó nằm giữa ngực và bụng, việc co thắt dẫn tới dây thanh quản đóng lại nhanh hơn, tạo ra tiếng nấc. Vì thế khi trẻ vừa nô đùa vừa ăn hoặc uống sẽ dễ xảy ra tình trạng nấc cụt. Khi đó các bà mẹ không cần lo lắng, cứ để trẻ tiếp tục ăn, nắp thanh quản sẽ làm nhiệm vụ ngăn chặn sặc sữa, không làm sữa đi xuống phổi.

Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Thay đổi thời tiết có thể làm trẻ bị nấc cụt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nấc ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh ví dụ như: khi trẻ ăn quá no hoặc thức ăn khó tiêu, ảnh hưởng tới đường hô hấp, đường tiêu hóa dẫn đến nấc cụt. Cơ thể trẻ khi không được giữ ấm cũng là một trong số nguyên nhân gây nấc cụt.

+ Khi ăn: là do bé hít quá nhiều thức ăn cùng không khí cùng một lúc, khi đó cơ hoành co thắt, tạo ra nấc. Vì thế các bà mẹ không nên để con bị quá đói.

+ Thời tiết: sự thay đổi thời tiết đột ngột, dẫn tới cơ thể bé chưa thể thích nghi, cũng là nguyên nhân gây nấc, khi gặp lạnh, bé sẽ bị nấc nhiều hơn. Luôn giữ ấm cho cơ thể bé sau khi tắm hoặc cho bé ra ngoài.

2. Mẹo nhỏ chữa nấc cụt tại nhà cho trẻ sơ sinh

+ Vỗ, mát-xa lưng cho bé:

Đơn giản là bạn vỗ nhẹ lưng bé, thực hiện một số xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng. Khi đó các cơ sẽ được thả lỏng bao gồm cả cơ hoành. Lưu ý khi vỗ lưng cần nhẹ nhàng và dứt khoát, giúp bé nhanh ợ hơi, hết nấc, mát-xa thẳng từ dưới lên tới hai vai của trẻ, liên tục trong vòng vài phút ta sẽ thấy hiệu quả. Với mẹo này, hi vọng bé nhà bạn sẽ không còn bị nấc cụt nữa nhé, chúc bạn lời chúc hay nhất ngày hôm nay.

+ Chữa nấc cụt bằng cách làm bé phân tâm:

Khi bé khóc, chúng ta cũng thường làm bé phân tâm bằng các trò chơi hoặc đồ chơi khác. Nấc cụt ta cũng sẽ làm như vậy. Bạn có thể đưa bé những đồ chơi bắt mắt, cho bé ngậm cái gì đó, chơi ú òa hoặc gây vài âm thanh thu hút trẻ như thổi còi, đánh trống. Việc làm này giúp bé tạm thời quên đi trận nấc cụt kia, đây là mẹo lưu truyền từ lâu đời và vô cùng hiệu quả.

Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Chữa nấc cụt cho bé bằng cách làm bé phân tâm

+ Sử dụng đường trắng:

Vị ngọt của đường có thể làm cơ hoành kia ngưng co thắt, trả lại sinh hoạt bình thường cho bé. Cách làm: bạn đưa một chút đường vào lưỡi của trẻ và để trẻ ngậm trong vài phút. Nắp thực quản bị vị ngọt đánh lừa, giúp bé tránh được cơn nức cụt.

+ Dùng nước:

Có thể cho bé uống trực tiếp từng hớp nước nhỏ, khoảng 2,5 ml nước là có thể đẩy lùi cơn nấc. Hoặc bạn cho vào bình sữa của trẻ một chút nước để trẻ ngậm. Mẹo này cũng vô cùng hiệu quả.

+ Đổi núm vú:

Nếu kích thước của núm vú bình sữa quá lớn, bé sẽ hít phải nhiều không khí, một trong những nguyên nhân gây nấc cụt. Bạn cần được tư vấn và tham khảo từ người bán khi đi mua núm vú phù hợp với độ tuổi của trẻ.

+ Bịt hai lỗ tai hoặc hai cánh mũi:

Bạn dùng hai tay bịt lỗ tai của bé, để khoảng nửa phút thì bạn thả ra, hoặc bạn dùng tay khép hai cánh mũi của trẻ trong vài giây rồi thả ra. Việc này bạn có thể làm từ 10-15 lần thì cơn nấc sẽ bị biến mất. Ngoài ra bạn có thể dùng mẹo gãi nhẹ lên môi hoặc mang tai bé khoảng 50 lần cũng đem lại hiệu quả tương tự.

3. Một vài cách phòng tránh nấc cụt cho trẻ sơ sinh

+ Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa: Thay vì cung cấp cả lượng sữa lớn trong một lần, các mẹ hãy chia bữa ăn đó thành 2 lần, kể cả khi bé uống sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Việc chia nhỏ bữa ăn làm tốc độ dòng chảy từ sữa mẹ hoặc bình sữa được giảm thiểu, giúp bé nhẹ nhàng hô hấp, tránh hiện tượng dạ dày đột nhiên tiếp nhận quá nhiều thức ăn.

Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Hãy đổi tư thế của bé khi ti sữa mẹ để tránh cho bé không bị nấc cụt

+ Đổi tư thế khi bé bú: Như bạn đã biết, trong quá trình bú bé sẽ thực hiện cùng hô hấp, nếu bạn để bé bú trong một thời gian quá lâu, lượng không khí vào dạ dày của bé quá nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng nấc cụt. Do vậy, cần thay đổi tư thế bú để không khí bé hít vào dạ dày được giảm thiểu. Nếu bạn quên đổi tư thế, có thể nhẹ nhàng đổi tư thế bú của bé sang tư thế thẳng lưng.

+ Ngậm ti đúng cách: Một trong Các mẹo vặt hay nhất phòng tránh cho trẻ sơ sinh bị nấc cụt là bạn cần chọn núm vú của bình sữa phù hợp với con mình, cho bé ngậm khớp với núm vú, cho bé bú từ từ, không được ép bé bú quá nhanh.

+ Đưa bé đi khám: Nếu con bạn có hiện tượng nấc cụt ngày càng nhiều, bạn nên đưa trẻ nhỏ đi khám, có thể đó là biểu hiện của bệnh trào ngược thực quản dạ dày. Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì các bé chưa phát triển hoàn thiện hệ tiêu hóa.