Trẻ bị quai bị phải làm sao? Dấu hiệu và cách chăm sóc

Trẻ bị quai bị phải làm sao? Dấu hiệu và cách chăm sóc

Bệnh quai bị là bệnh trẻ rất hay mắc phải gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé, vậy khi trẻ bị quai bị phải làm sao, chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào để an toàn, hiệu quả. Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin cũng như các mẹo vặt hay nhất chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

Bệnh quai bị ở trẻ

Quai bị là bệnh nhiễm trùng của các tuyến nước bọt (tuyến sản xuất ra nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn) do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra. Đây là bệnh lành tính nhưng khả năng lây lan rất cao. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, đa số người trưởng thành đã từng mắc bệnh. Nếu không được chủng ngừa, gần như đa số trẻ khi tiếp xúc với cộng đồng sẽ mắc bệnh.

Bệnh thường xảy ra vào lúc chuyển giao mùa, đặc biệt vào mùa đông xuân. Tại miền Nam, bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 kéo dài đến tháng 6 năm sau và cao điểm từ tháng 12 đến tháng 3-4.

Trẻ sơ sinh có bị quai bị không? Trẻ 1 tuổi có bị quai bị không? Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị nhưng ít gặp ở trẻ 1 tuổi 2 tuổi bị quai bị, sau 2 tuổi tần suất mắc bệnh tăng dần và lứa tuổi mắc bệnh cao nhất là từ 10-19 tuổi. Vì thế, tuổi mắc bệnh thường khi trẻ bắt đầu đi học tức trẻ 3 tuổi trở lên dễ bị quai bị bởi tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học.

Dấu hiệu trẻ bị quai bị

Trẻ có triệu chứng trẻ bị quai bị như khó chịu, kém ăn, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần.

Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc. Tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Hình ảnh trẻ bị quai bị

Hình ảnh trẻ bị quai bị

Bên cạnh đó, trẻ bị quai bị còn có biểu hiện vùng tuyến bị sưng và đau nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn.

Trẻ có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở, phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.

Tuy nhiên có khoảng 25% trẻ bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu dấu hiệu bị quai bị ở trẻ em rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai, nên ít khi bị quai bị lần 2.

Biến chứng của bệnh quai bị

Trẻ em bị quai bị, khi bị biến chứng, thường bị viêm màng não. Đây là biến chứng lành tính, xuất hiện khi các triệu chứng sưng vùng mang tai đang giảm dần, trẻ sẽ đau đầu nhiều hơn, nôn ói, mệt mỏi.

Bên cạnh đó, bệnh còn có biến chứng khác là viêm tinh hoàn ở bé trai và viêm buồng trứng ở bé gái. Đây là biến chứng thường xảy ra ở tuổi dậy thì (hơn 7 tuổi). Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn. Biến chứng xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm. Đây là điều khiến nhiều phụ huynh thường cảm thấy lo lắng.

Ở bé trai xuất hiện tình trạng sốt cao, đau đầu nhiều và đặc biệt là đau nhiều ở vùng bìu (nơi chứa tinh hoàn), có thể một hay hai bên. Nếu bé có các biến chứng như vậy, các mẹ nên chăm sóc trẻ tốt, điều trị đúng, kịp thời và nắm rõ trẻ bị quai bị cần và nên kiêng gì để tránh di chứng vô sinh sau này. Đối với trẻ gái, biến chứng viêm buồng trứng sẽ biểu hiện đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán.

Chăm sóc trẻ bị quai bị

Cho bé ăn gì khi bị bệnh quai bị?

Thức ăn lỏng

Bác sĩ khuyến cáo khi trẻ bị lên bệnh quai bị, cha mẹ nên lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp điều trị hiệu quả bệnh quai bị cho trẻ nhỏ. Cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá như: Bột ngó sen, cháo gạo tẻ, canh trứng… để giúp cơ thể có dễ hấp thu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều cháo, ăn làm nhiều bữa và cần xem khả năng tiêu hoá để điều chỉnh ăn uống. Khi bệnh đỡ hơn nên chuyển qua thức ăn mềm, không nên ăn đồ cứng ngay.

Trẻ bị quai bị phải làm sao?

Trẻ bị quai bị phải làm sao?

Nước

Bệnh quai bị thường khiến cơ thể trẻ bị sốt và mất nước, vì thế trẻ bị quai bị cần được bổ sung nước thường xuyên. Ngoài nước uống, trẻ cũng cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng để giúp diệt khuẩn, tránh khô miệng.

Các loại đỗ

Các loại đỗ thường có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đỗ còn có thể nấu thành những món ăn có tác dụng như thuốc giúp cơ thể nhanh chóng chiến thắng bệnh.

Làm gì khi trẻ bị quai bị? Dùng đỗ xanh, đỗ tương (đậu nành) lượng bằng nhau, đem đun nhừ, khi ăn có thể thêm đường đỏ. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể ninh đỗ xanh cả vỏ cho nhừ rồi thêm rau cải, ăn liên tục từ 3-5 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.

Các loại rau

Trẻ bị quai bị nên ăn gì? Các bác sĩ thường khuyên người bệnh cần ăn rau và hoa quả bởi đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng mướp đắng để nấu các món ăn đảm bảo dưỡng chất cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Trẻ bị quai bị kiêng ăn gì?

Trẻ bị quai bị cần và nên kiêng những gì?

Trẻ bị quai bị cần và nên kiêng những gì?

Bé bị quai bị kiêng gì thường là câu hỏi các mẹ hay đặt ra. Các bác sĩ khuyên các mẹ cần lưu ý, không cho trẻ ăn đồ chua như các loại me, sấu, cóc chua, cay hoặc thực phẩm có chất kích thích. Các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm bị quai bị ở trẻ em sưng to khiến trẻ gặp biến chứng khó lường.

Ngoài ra người bệnh không nên ăn đồ nếp hay các thực phẩm khó tiêu nếu trẻ được xác định là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Vì thế các mẹ hãy tuân thủ lời khuyên và chỉ dẫn của bác sĩ nhé!

Trẻ em bị quai bị kiêng gì?

– Không nên tự ý dùng thuốc bôi, thuốc đắp, thuốc uống khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

– Tránh bụi bẩn, không khí lạnh để không bị bội nhiễm vi khuẩn.

– Tránh vận động mạnh.

Trẻ bị quai bị có được tắm không?

Khi mắc bệnh này bé vẫn có thể tắm nước ấm và gội đầu bình thường nhưng tránh tắm bằng nước lạnh hoặc ngâm mình trong bồn quá lâu. Mẹ cũng cần lưu tâm vệ sinh răng miệng và cơ thể sạch sẽ cho bé bằng nước muối loãng để tránh khô miệng và hạn chế sự phát triển vi khuẩn trong khoang miệng.

Trẻ bị quai bị nên uống thuốc gì?

Cho đến nay, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này. Tuy nhiên đây là bệnh lành tính, vì vậy đôi khi không cần dùng thuốc, chỉ cần chú ý chăm sóc sức khỏe một cách hợp lý, sau 7-10 ngày, bệnh sẽ tự giảm đến 95%.

Bệnh nhân sau khi có biểu hiện mắc bệnh quai bị cần được cách ly ít nhất 2 tuần để tránh lây nhiễm bệnh sang cho người khác. Chú ý nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động, tuyệt đối không chạy nhảy nhằm tránh gây ra biến chứng.

Trong trường hợp đau đớn khó chịu đồng thời sốt cao, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc quen thuộc như paracetamol (cẩn thận khi dùng paracetamol cho người mắc bệnh gan), ibuprofen hay corticoid. Corticoid có tác dụng chống viêm, giảm đau rất tốt tuy nhiên nó có thể gây nhiều phản ứng phụ. Trẻ bị quai bị nên ăn các loại thức ăn kể trên để tăng sức đề kháng và khỏi bệnh nhanh hơn.

Trong giai đoạn trẻ bị quai bị, mẹ đóng vai trò quan trọng tới sự phục hồi về thể chất cũng như tinh thần cho bé. Do đó, việc am hiểu những kiến thức và kinh nghiệm về cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà sẽ giúp mẹ nhẹ gánh lo âu và trở thành điểm tựa vững vàng cho con trẻ.

Lời chúc hay nhất gửi các bạn lời chúc ý nghĩa nhất, chúc bé yêu của các bạn khỏe mạnh, chơi vui, ngoan ngoãn nhé!

Xem thêm: Cách chữa nhiệt lưỡi ở trẻ em và người lớn nhanh hiệu quả nhất

Kim Chi