Trẻ bị tưa lưỡi nặng làm thế nào? Dấu hiệu và cách chữa trị

Trẻ bị tưa lưỡi nặng làm thế nào? Dấu hiệu và cách chữa trị

Tưa lưỡi là hiện tượng dễ gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị tưa lưỡi sẽ xuất hiện những màng giả màu trắng ngọc trai ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh khiến nhiều mẹ cảm thấy lúng túng và khó nhận biết những căn bệnh lạ ở trẻ. Vậy để biết trẻ bị tưa lưỡi nặng làm thế nào? dấu hiệu và cách điều trị của nó ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi và cách chữa

Dấu hiệu bị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, bệnh tưa lưỡi, cũng có thể gọi là bệnh nấm lưỡi hay chính là bệnh nấm Candida miệng, là một bệnh nhiễm nấm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó gây kích ứng ở xung quanh miệng của bé. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng phổ biến nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và ở người lớn tuổi.

Trẻ bị tưa lưỡi khiến nhiều mẹ vô cùng lo lắng

Trẻ bị tưa lưỡi khiến nhiều mẹ vô cùng lo lắng

Dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi đầu tiên là những chấm trắng nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng sữa, giống màu trắng ngọc trai, mịn trên mặt lưỡi, hoặc xuất hiện một mảng ban màu hồng, đỏ, bóng. Sau đó dần dần xuất hiện trên đó các mảng tưa có bề mặt không đều, màu trắng hoặc hơi vàng, lan dần ra khắp trên bề mặt và xung quanh lưỡi, ở mặt trong hai má, lợi, amydal. Những mảng này bám khá chặt vào niêm mạc gây vướng víu và đau, rát, rất khó chịu.

Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi nặng và nhiều sẽ làm cho những tổn thương có thể lan xuống thực quản, gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, nhai cũng đau, cảm giác như thức ăn bị mắc lại ở cổ hoặc ở ngực và gây sốt. Những dấu hiệu bị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là không khó phát hiện khi mẹ quan tâm tới bé và điều trị kịp thời.

Trẻ bị tưa lưỡi phải làm sao?

Có nhiều cách để chữa khỏi bệnh tưa lưỡi cho bé nhưng với một cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện, các bác sĩ vẫn khuyên mẹ nên sử dụng các mẹo vặt từ dân gian mà cha ông ta đã để lại để chữa tưa lưỡi cho bé.

Cách chữa trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi bằng rau ngót

Cách chữa trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi bằng lá rau ngót

Cách chữa trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi bằng lá rau ngót

Lấy một nắm rau ngót, rửa sạch, sau đó tráng bằng nước sôi để nguội. Dùng cối giã nhỏ rau ngót lấy nước, sau đó dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé. Đây là một trong những cách chữa tưa lưỡi rất có hiệu quả cho bé dưới 6 tháng tuổi bị tưa lưỡi.

Chữa tưa lưỡi bằng nước muối loãng

Chữa tươi lưỡi ở trẻ sơ sinh bằng nước muối loãng

Chữa tươi lưỡi ở trẻ sơ sinh bằng nước muối loãng

Pha nước muối loãng bằng nước sôi để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1%. Dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước muối. Lau miệng cho bé nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài khoang miệng. Phương pháp này phù hợp với những trẻ 3 tháng bị tưa lưỡi.

Trẻ trên 6 tháng tuổi bị tưa lưỡi phải làm sao?

Việc chữa bệnh cho trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi nặng cũng cần phải quan tâm tới số tháng tuổi của bé, vì có những cách chữa bệnh chúng ta không thể áp dụng cho trẻ quá ít tháng tuổi. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi đến 1 tuổi bị tưa lưỡi, các mẹ có thể tham khảo cách chữa sau:

Trẻ trên 6 tháng tuổi bị tưa lưỡi

Trẻ trên 6 tháng tuổi bị tưa lưỡi

Chuẩn bị: miếng gạc đã thanh trùng, nước, cỏ mực, muối hạt (khoảng 10 hạt), bát nhỏ,

Cách thực hiện:

+ Lá cỏ mực rửa sạch, ngâm 10 phút trong nước muối, vớt ra cho ráo nước. Sau đó, đun soi lên và vớt ra để giã dập. Chắt lấy nước cho vào bát nhỏ.

+ Mẹ rửa tay sạch sẽ. Luồn miếng gạc để rơ lưỡi và ngón tay trỏ của mẹ chấm vào bát nước lá cỏ mực đã chuẩn bị ở trên.

+ Một tay bế trẻ an toàn trên tay, ngón tay có miếng gạc đặt vào miệng trẻ. Rơ miệng cho trẻ từ 2 bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi.

+ Mẹ thực hiện rơ lưỡi cho bé 1 – 2 lần/ngày buổi sáng và buổi tối đều đặn để giữ vệ sinh miệng thật sạch cho bé, đặc biệt đối với các bé bú bình. Nên rơ lưỡi khi bé đang đói, tốt nhất là trước khi bé bú 10 phút để tránh bị nôn trớ.

Ngoài cách trên, đối với trẻ 7 tháng tuổi bị tưa lưỡi hay 8 tháng tuổi bị tưa lưỡi, các mẹ có thể sử dụng lá trà xanh để chữa trị. Bạn rửa sạch và đun sôi lá trà xanh kèm thêm vài hạt muối trắng. Dùng khăn thấm vào nước trà xanh sau khi đã để nguội để lau lưỡi cho bé. Do một số tính chất trong trà xanh, nên chú ý phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ trẻ trên 6 tháng bị tưa lưỡi thôi mẹ nhé.

Lưu ý khi chữa tưa lưỡi cho trẻ:

+ Bạn không nên dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên, chỉ nên vệ sinh miệng cho bé một cách nhẹ nhàng nhất.

+ Có nhiều người do chưa hiểu rõ về tưa lưỡi muốn tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, nhưng điều này sẽ khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.

Việc chăm sóc các bé sơ sinh quả là một việc vất vả, nhưng bằng tấm lòng của một người mẹ thì những việc đó có nghĩa lý gì đâu phải không nào? Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ có ích cho bạn trong việc chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh để bé có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Xem thêm: 4 mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh các mẹ cần biết

Nguyễn Hòa