Trẻ sơ sinh và trẻ em đang bú mẹ bị táo bón nặng lâu ngày phải làm sao?

Trẻ sơ sinh và trẻ em đang bú mẹ bị táo bón nặng lâu ngày phải làm sao?

Trẻ sơ sinh và trẻ em đang bú mẹ bị táo bón nặng lâu ngày đã không còn xa lạ gì trong mỗi gia đình. Tình trạng trẻ bị táo bón không thể giải quyết bằng cách đơn giản là ăn nhiều cất xơ như người lớn.

Vậy trong từng trường trẻ bị táo bón mẹ phải làm sao để trẻ nhanh khỏe lại? Chúng tôi xin được chia sẻ những cách xử lý trẻ bị táo bón trong bài viết ngày hôm nay.

Dấu hiệu trẻ bị táo bón

Bệnh táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên nó trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Táo bón được chia làm hai loại là táo bón cơ nặng và táo bón thực thể. Vậy làm sao để nhận biết dấu hiệu trẻ bị táo bón? Đối với trẻ sơ sinh bị táo bón thường xuất hiện những dấu hiệu sau:

- Số lần đi ngoài ít hơn thông thường. Bé có thể bị táo bón khi:

+ Bé sơ sinh đại tiện dưới 2 lần/ngày.

+ Từ 6 – 12 tháng tuổi: dưới 3 lần/tuần

+ Từ 1 tuổi trở lên: dưới 2 lần/tuần

Để nhận biết dấu hiệu này, mẹ cần đối chiếu với số lần đi ngoài thông thường của bé thì mới nhận biết chính xác được. Các độ tuổi mà trẻ thường mắc phải bệnh này là trẻ 1 tháng bị táo bón, trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón, trẻ 9 tháng tuổi, trẻ 3 tháng tuổi, trẻ 2 tuổi, trẻ 3 tuổi, trẻ 5 tháng tuổi, trẻ dưới 6 tháng tuổi… Mỗi độ tuổi khác nhau của bé, mẹ thường phải chú ý tới những đặc điểm riêng biệt.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

- Dấu hiệu thứ 2 để nhận biết là khó khăn trong việc đi ngoài

- Phân của bé ở dạng khô, rắn

- Bụng bé bị chướng, sờ vào thấy cứng

- Bé khó ngủ

- Hay cằn nhằn khó chịu đi kèm với tiếng khóc ré chói tai, và xì hơi nặng mùi

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao

Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Trẻ em bị táo bón phải làm sao? Trẻ bị táo bón lâu ngày ngày phải làm sao? Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu chữa như thế nào? Trẻ bị táo bón nên uống sữa gì? Trẻ em bị táo bón nên ăn gì? Trẻ bị táo bón uống thuốc gì?... Đây là những vấn đề thắc mắc nhiều nhất được chúng tôi tổng hợp từ các bà mẹ có con là trẻ sơ sinh. Đối với cách điều trị, đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện Nhi trung ương đưa ra một số lời khuyên như sau:

Cho bé bị táo bón uống nước ép trái cây loãng

Nước trái cây chỉ dùng cho bé uống thêm, không thể thay thế khẩu phần của bé. Hòa 15ml nước trái cây với 15ml nước và cho bé uống 3 đến 4 lần giữa các bữa ăn. Mẹ chú ý không nên làm ngọt nước trái cây. Một số loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa như mận, táo, lê, nho, việt quất…

Áp dụng bài massage cho bé: Kiểu “đạp xe đạp”

Bài massage kiểu đạp xe đạp cho bé

Bài massage kiểu đạp xe đạp cho bé

Với điều kiện phòng có nhiệt độ ấm, mẹ cởi hết quần áo của bé rồi đặt bé lên một chiếc khăn tắm, đặt một tấm tã vải dưới mông, một tấm nữa luồn giữa hai chân và bọc hậu môn. Tuy nhiên, đừng cột tã vào người bé. Cầm hai chân của bé trong tay rồi từ từ đẩy đầu gối phải của bé về phía vai phải. Khi đầu gối của bé đã lên cao hết cỡ, nhẹ nhàng nâng chân bé lên và kéo về phía bạn để chân bé từ từ duỗi thẳng ra. Khi duỗi chân phải, bắt đầu đẩy đầu gối trái của bé về phía vai trái. Động tác đúng có vẻ như là đang đạp một chiếc xe đạp vô hình mẹ nhé!

Trẻ ăn dặm bị táo bón lâu ngày phải làm thế nào?

Ở độ tuổi ăn dặm trẻ thường bị táo bón chủ yếu là do thức ăn dặm, quá nhiều tinh bột và ít chất xơ. Vậy trẻ ăn dặm bị táo bón lâu ngày, trẻ bị táo bón thường xuyên, trẻ bị táo bón nặng phải làm sao? Lúc này các mẹ cần chú ý:

- Thay đổi các loại thức ăn dặm cho bé, thêm nhiều chất xơ hơn. Các loại chất xơ có trong rau, củ, quả…Thay vì cho ăn tinh bột tinh chế biến thì bé nên ăn ngũ cốc nguyên hạt như bột, cháo từ gạo tẻ, lúa mạch…

- Không nên cho bé ăn quá nó trong một lần, mà cần chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày.

- Các loại thực phẩm nên xay nhuyễn làm cho bé dễ tiêu hơn.

- Trái cây là cần thiết giúp trẻ tránh bị táo bón song không nên cho bé ăn nhiều loại quả nhiều đường. Các loại quả được khuyến khích sử dụng cho bé làtáo, lê, mận, đào…

- Cho bé bú sữa thường xuyên xen kẽ với việc ăn dặm, để tránh bị mất nước.

- Mẹo vặt khi trẻ bị táo bón: Mát xa bụng bé mỗi ngày để giúp kích thích nhu động ruột và giúp bé thư giãn hơn. Cách mát xa cho trẻ bị táo bón cũng cần phải cẩn thận hơn mẹ nhé!

Trẻ đang bú mẹ bị táo bón phải làm sao và mẹ nên ăn gì?

Trẻ đang bú mẹ bị táo bón có thể là do mẹ ăn nhiều thức ăn cay nóng, ít chất xơ nên ảnh hưởng tới chất lượng sữa, làm cho trẻ tăng nguy cơ bị bệnh táo bón. Lúc này mẹ nên xử lý như thế nào?

Trẻ đang bú mẹ bị táo bón phải làm sao?

Trẻ đang bú mẹ bị táo bón phải làm sao?

Mẹ cần xem lại chế độ ăn của bản thân, hạn chế các thức ăn cay nóng, ăn nhiều rau xanh, thêm các thức ăn nhuận tràng như khoai lang, đu đủ, thanh long… Khi cho con bú, mẹ nên cho bé bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên kia để bé nhận đủ dinh dưỡng và nước. Nguồn sữa đầu cung cấp nhiều nước, nguồn sữa cuối cung cấp nhiều dinh dưỡng để bé phát triển chiều cao và hạn chế bệnh táo bón.

Khi trẻ đang bú mẹ bị táo bón, mẹ nên tăng cường các thực phẩm cho bản thân như:

Các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp trẻ nhanh hết táo bón

Các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp trẻ nhanh hết táo bón

+ Chất xơ: Chất thơ tác động tích cực tới mẹ ngay từ thời kỳ đầu mang thai cho đén sau sinh. Nếu được cung cấp đầy đủ chất xơ thì việc tiêu hóa sẽ dễ dàng hơn, đường ruột cũng hoạt động tốt hơn. Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như: củ khoai lang, rau khoai, đậu, đỗ, đậu hà lan, súp lơ xanh, bơ, chuối, lê, cà rốt…

+ Các loại vitamin: Vitamin không chỉ có trong các thực phẩm như thịt, cá… mà trong củ quả cũng rất nhiều. Thậm chí có những vitamin mà rau củ cung cấp còn nhiều hơn cả thịt cá. Chính vì vậy, trong các bữa ăn phụ, mẹ cần tăng cường ăn rau củ quả.

+ Uống đủ nước: Cơ thể luôn cần nước, đặc biệt đối với cơ thể phụ nữ đang nuôi con. Việc uống đủ nước cũng khiến cho da mẹ đẹp hơn, thanh lọc cơ thể. Đừng đợi khát mới uống nước mà cần thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể.

Trẻ sơ sinh có cơ thể đang rất nhạy cảm, chính vì vậy, các mẹ cần chú ý quan sát trẻ hàng ngày để nắm bắt tình hình sức khỏe cho bé, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé. Chúc cho cả mẹ và bé đều khỏe mạnh!