Trẻ sơ sinh bị ho có đờm trong cổ và sổ mũi phải làm thế nào?

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm trong cổ và sổ mũi phải làm thế nào?

Trẻ sơ sinh có đờm, trẻ sơ sinh có đờm ở cổ, khò khè là tình trạng phổ biến ở giai đoạn đầu của trẻ, đây là triệu chứng báo hiệu trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp. Nếu như các mẹ không chú ý điều trị kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ về sau như biếng ăn, chậm lớn, khó thở…Câu hỏi đặt ra là, trẻ sơ sinh bị ho có đờm trong cổ và sổ mũi thì phải làm thế nào?

Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm trong cổ và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm trong cổ và sổ mũi

Chất nhầy đặc có trong mũi hay họng của trẻ sơ sinh được gọi là đờm. Đây không hẳn là bệnh mà là triệu chứng của những bệnh lý khác. Những biểu hiện này thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vào mùa mưa.

Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi và 2 tháng tuổi là những đối tượng dễ gặp phải triệu chứng bị ho có đờm do khả năng miễn dịch vẫn còn kém. Ho khan là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Tiếng ho khan phát ra do viêm thanh quản và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi trong đêm, làm cho trẻ thở khò khè.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh ho có đờm lâu ngày vì đường thở phía dưới của bé bị tăng tiết dịch nhầy do nhiễm vi rút hay vi khuẩn hoặc một vật nào đó mắc trong khí quản. Còn với trường hợp ho xuất hiện đột ngột, có thể vì trẻ đã nuốt thức ăn hoặc nước uống nhầm đường hô hấp, thay vì xuống thực quản thì nó lại chui vào khí quản của trẻ.

Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho có đờm, do lúc này, trẻ mới chỉ dùng mũi để hít thở mà không dùng miệng dẫn đến khả năng loại bỏ chất đờm kém hơn nhiều, lâu ngày nó sẽ tích tụ lại dai dẳng và nhiều hơn.

Đường thở trong khoang mũi của trẻ sơ sinh thường không đủ đáp ứng nhu cầu của việc loại bỏ lượng chất nhờn trong cổ họng. Thực tế thì có đến 80% trẻ sơ sinh có đờm ở cổ mà không liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm.

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ phải làm sao? Thông thường, đối với trẻ sơ sinh bị ngạt mũi và ho có đờm, mẹ vẫn ưu tiên dùng đến các biện pháp dân gian trước sau đó mới đưa tới bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng bệnh có dấu hiệu nặng hơn hoặc không giảm bớt. Một số cách điều trị trẻ sơ sinh ho có đờm và sổ mũi tại như như sau:

Tắc chưng đường phèn

Tắc chưng đường phèn chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh

Tắc chưng đường phèn chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh

Đây là một trong những bài thuốc lâu đời và được tin dùng nhất. tắc hay còn gọi là quất chưng đường phèn sẽ giúp cho bé được trừ ho, loại bỏ đờm. Cách thực hiện khá đơn giản: Mẹ sử dụng 2 trái tắc xanh bỏ hạt và cắt thành miếng nhỏ sau đó chưng cất cùng một ít đường phèn vào chén và hấp cách thủy trong khoảng 15 đến 20 phút. Để nguội sau đó cho bé uống. Mỗi ngày chỉ cần cho uống khoảng 3 lần và mỗi lần một muỗng cà phê.

Chanh đào

Chanh đào là loại quả quá quen thuộc trong việc điều trị ho có đờm ở trẻ sơ sinh và cả người lớn. Với quả chanh đào, chúng ta có rất nhiều cách như chanh đào ngâm muối, mật ong, đường phèn. Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm, chúng ta nên sử dụng cách hấp cách thủy chanh đào với đường phèn.

Chanh đào rửa sạch, cắt thành từng miếng mỏng, sau đó cho đường phèn vào chanh và hấp cách thủy trong khoảng 15 phút đến 20 phút. Mỗi ngày cho bé uống khoảng 3 lần và mỗi lần là một muỗng cà phê.

Củ nén (củ hành tăm)

Củ nén – củ hành tăm chữa ho có đờm

Củ nén – củ hành tăm chữa ho có đờm

Củ nén hay còn được gọi là củ hành tăm họ hàng với củ tỏi. Đây là loại gia vị phổ biến ở miền Trung nước ta. Theo các nhà khoa học, củ nén có tính kháng sinh cao, có tác dụng kiện vị, trợ tiêu hóa, sát trùng đường hô hấp, chống sình bụng, cảm cúm, ho và viêm họng rất tốt. Cách thực hiện cũng khá đơn giản: sử dụng 10 củ nén cùng một ít đường phèn, rượu trắng. Củ nén giã nhuyễn, cho đường phèn vào và đun cách thủy sẽ cô lại được khoảng 4 đến 5 muỗng canh, để nguội và cho trẻ uống.

Đối với trẻ sơ sinh bị ho có đờm kèm sổ mũi, mẹ có thể tìm hiểu thêm một số mẹo vặt hữu ích sau:

+ Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ hàng ngày 1 đến 2 lần. Nếu nước mũi nhiều và đặc, mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi, chú ý hút thật nhẹ nhàng ở hai bên mũi để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.

+ Sử dụng dầu ô liu: Dùng dầu ô lưu bôi vào phần mềm bên tỏng lỗ mũi sẽ giúp cho niêm mạc mũi khỏe mạnh và tống vi khuẩn ra ngoài.

+ Dùng sữa mẹ: mỗi ngày mẹ nên nhỏ từ 2 đến 3 lần sữa mẹ vào lỗ mũi của trẻ. Sau khoảng 4 đến 5 ngày trẻ sơ sinh sẽ hết triệu chứng sổ mũi.

+ Sử dụng lá hẹ: lá hẹ không chỉ là một loại rau thông thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày mà còn có tác dụng kháng viêm, chữa ho, long đờm rất tốt cho hệ hô hấp. Lá hẹ mẹ đem rửa sạch, hấp cách thủy cùng với đường phèn sau đó chắt lấy phần nước cho bé uống mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần.

Như vậy, với câu hỏi trẻ sơ sinh có đờm trong cổ phải làm sao? trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi làm thế nào? Nay đã có câu trả lời rõ ràng cho các mẹ. Để bé không mắc phải những bệnh vặt hàng ngày, trong quá trình chăm bé, mẹ cũng nên chú ý tới các điều kiện như độ ẩm không khí trong phòng hay sử dụng thêm các loại tinh dầu thơm như khuynh diệp hoặc bạc hà sẽ giúp bé thở sâu và dễ dàng hơn.

Nguyễn Hòa

Xem thêm: 4 mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh các mẹ cần biết