Hướng dẫn cách cúng đưa ông táo về trời đơn giản ngày 23 tháng Chạp

Hướng dẫn cách cúng đưa ông táo về trời đơn giản ngày 23 tháng Chạp

Mỗi dịp tết đến, khi các bé nô nức chạy quanh những mâm cỗ bánh kẹo, hoa quả, ê a những lời chúc tết hay nhất, các mẹ, các chị lại vui vẻ chăm lo soạn sửa cho những mâm cỗ cúng bái tổ tiên, các vị chư thần, ông Công ông Táo.

Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người người, nhà nhà lại học cách chuẩn bị làm mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo về chầu trời. Đây là thời điểm các Táo lên báo cáo công việc thành, bại trong suốt một năm qua và bày tỏ nguyện vọng, mong ước của gia chủ với Ngọc Hoàng. Chính vì ý nghĩa cao cả ấy mà đến ngày này, gia đình nào cũng cố gắng sắm sửa một mâm lễ vật đủ đầy để tiễn ông Công, ông Táo.

Vào những ngày này, các gia đình người Việt lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mỗi miền mà các gia đình lại có một cách chuẩn bị lễ cúng ông táo khác nhau.

1. Cách chúng đưa ông táo về trời ở miền Nam

Cách mua đồ cúng ông táo

- Mũ ông Công ba chiếc trong đó hai mũ dành cho các ông Táo (có hai cánh chuồn) và mũ dành cho Táo bà (không có cánh chuồn).

- Một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy

- Bộ “cò bay, ngựa chạy” không làm có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc, để làm phương tiện cho ông Táo lên chầu trời

- Một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy vào điều kiện gia chủ

Bên cạnh đó, một só chuyên gia phong thủy cũng đưa ra lưu ý đối với các gia đình lựa chọn lễ vật cúng ông Công ông Táo. Khi mua mũ áo cần lưu ý màu sắc hay hia của ông Công thay đổi theo ngũ hành (Tức Kim – Mộc – Thủy – Hỏa- Thổ) của năm.

Hướng dẫn cách cúng ông táo về trời đơn giản nhất

Hướng dẫn cách cúng ông táo về trời đơn giản nhất

Cách làm cơm cúng ông táo

- 1 đĩa đậu phông, kẹo vừng đen hay còn gọi đĩa “thèo lèo cứt chuột”

- 1 đĩa gạo

- 1 đĩa muối

- 5 lạng thịt vai luộc

- 1 bát canh mọc

- 1 đĩa xào thập cẩm

- 1 đĩa giò

- 1 đĩa xôi gấc

- 1 đĩa chè kho

- 1 mâm hoa quả

- 1 ấm trà sen

- 3 chén rượu

- 1 quả cau, lá trầu

- 1 lọ hoa đào nhỏ

- 1 lọ hoa cúc

- 1 tập giấy tiền, vàng mã

Ngoài ra, các bà nội trợ có thể thay thế thịt bằng gà luộc, xôi vò, bánh chưng, nem rán...

Điểm khác biệt cách làm lễ cúng so với những vùng miền khác trong lễ cúng ông Công, ông Táo của người miền Nam là không có tục trút lư để thay cọng nhang, không mua cá chép, một số nơi còn chỉ là một bộ hia, áo, mũ và một mâm trái cây và học cách làm bánh trôi tàu cúng ông táo để làm cách cúng ông táo đơn giản.

Cách bày đồ và đặt mâm cúng ông táo

Cách bày đồ và đặt mâm cúng ông táo

Cách cúng đưa ông táo về trời của người miền Nam cũng hết sức đơn giản, Chỉ cần về bày ra thắp hương khấn vái rồi đốt giấy cò bay ngựa chạy nghi ngút hương khói. Về cách khấn cúng ông táo, người miền Nam thường xin ông Táo cho đủ cái ăn và mọi chuyện trong gia đình đều êm thắm.

Không làm rình rang ngày tiễn nhưng ông Táo đối với người miền Nam vẫn được kính trọng và thắp hương mỗi ngày rằm. Ở một số nơi miền Nam, bếp lò cũ dù được vứt đi sau ngày 23 nhưng người lớn vẫn dặn trẻ con không nên giẫm lên hoặc bước qua.

2. Cách cúng ông táo ở miền Trung

Người miền Trung cũng cúng ông Công ông Táo nhưng phong tục lại khác so với người miền Bắc, miền Nam. Họ vừa thờ Táo Quân trên Trang Ông, vừa thờ trên bàn thờ bếp.

Cách chuẩn bị và bày trí bàn thờ cúng ông táo ở miền Trung cũng khác với miền Bắc, miền Nam, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ để làm phương tiện ông táo di chuyển về trời.

Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo Quân sẽ lên thiên đình vào ngày 23 tháng Chạp với cách cúng ông Táo rất trọng thể. Việc đầu tiên cách cúng ông táo về trời là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.

Sau khi làm xong cách bài cúng ông táo, tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đó, họ sẽ rước tượng ba ông Táo mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo.

Người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng ngày 23 để làm cách cúng ông Táo 23 tháng chạp. Lễ cúng chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới. Điều đặc biệt là người Huế khi cúng lễ gì trong nhà cũng khấn vái để mời Thần Bếp về chứng giám.

3. Cách cúng ông táo miền Bắc

Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo khá sớm. Thông thường, cách cúng ông táo đúng cách là các gia đình đã chuẩn bị làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp, bởi họ quan niệm rằng sau giờ đó, ông Công ông Táo đã về chầu trời.

Cách cúng ông táo giao thừa

Cách cúng ông táo giao thừa

Cách bày lễ và làm mâm cúng ông táo miền Bắc là ba con cá chép sống để các ông và bà Táo có phương tiện về chầu trời bên cạnh việc chuẩn bị các lễ vật như thông thường. Ở miền Bắc người ta cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Cách bày đồ cúng bàn thờ ông táo đúng của người miền Bắc thường bày cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó gồm bộ mũ, hia. Khi đã cúng xong, họ đốt vàng mã và tiễn ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao, sau đó thay ba ông đầu rau mới vào bếp và cả bộ mũ trên bàn thờ.

Theo quan niệm của người miền Bắc, ngày này là thời gian nghỉ ngơi cũng như bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình nên dọn dẹp lại bàn thờ tổ tiên, đốt hết chân nhang cũ và lau chùi bát hương sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới. Phong tục và cách cúng ông công ông táo về chầu trời truyền thống đã được người miền Bắc giữ gìn bao đời nay, đây còn là dịp để các gia đình đoàn tụ và cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của một năm qua.

Hi vọng những hướng dẫn cách cúng lễ ông Công, ông táo trong bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích để chuẩn bị mâm cúng ông táo một cách đầy đủ nhất và đúng nhất.

Nhân dịp tết Nguyên đán năm nay, kính chúc các bạn lời chúc hay nhất, chúc các bạn một năm trọn vẹn tình yêu thương, hạnh phúc và sum vầy.

Xem thêm: Văn khấn cúng mùng 2 tết - Các bài mẫu cúng ngày mùng 2

Kim Chi