Lịch sử nguồn gốc và ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3

Lịch sử nguồn gốc và ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3

Được xem là một trong những ngày lễ đặc biệt của toàn thể dân tộc Việt Nam. Giỗ tổ Hùng Vương trở thành nét văn hóa tâm linh, truyền thống trong mỗi người dân. Cứ đến ngày này mọi con dân đất Việt dù có bận rộn hay ở nơi phương xa đều tụ họp cùng nhau dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc giỗ tổ Hùng Vương, lịch sử ngày giỗ tổ Hùng Vương và ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương. Và chúng tôi xin giử đến bạn đọc những những lời chúc hay nhất và vui vẻ nhất.

Nguồn gốc ngày giỗ tổ hùng vương

Để kể về lịch sử giỗ tổ Hùng Vương, chúng ta phải bắt đầu từ truyền thuyến về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Có lẽ đây là câu chuyện thuộc lòng với mỗi người dân Việt Nam.

Năm 2879 TCN thời Kinh Dương Vương là người sáng lập ra họ Hồng Bàng. Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.

Lịch sử ngày giỗ tổ Hùng Vương

Lịch sử ngày giỗ tổ Hùng Vương

Truyền thuyết kể lại rằng Tổ Phụ Lạc Long Quân lấy Tổ Mẫu Âu Cơ rồi sinh ra 100 người con. 50 người con theo Cha xuống biển còn 50 người con theo Mẹ lên núi. Người con cả được truyền ngôi và lấy hiệu là Hùng Vương.

Như vậy, Hùng Vươnglà cháu đích tôn của Kinh Dương Vương. Chính vì vậy nhiều ý kiến cho rằng Giỗ Tổ vì vậy phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương. Thời khai sơn lập quốc cả Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vươngđều là những Tổ Phụ quan trọng của nòi giống Lạc Hồng. Chính vì vậy ngày Giỗ Tổ không chỉ là ngày nhớ đến Hùng Vương mà còn là ngày để chúng ta nhớ về Tổ Phụ, Tổ Mẫu thuở khai quốc. Ấy là lịch sử về giỗ tổ Hùng Vương.

Vậy lịch sử về ngày giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ khi nào? Theo những tài liệu còn sót lại hình thức ban đầu của ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, theo ghi chép thì là cách đây hơn 2000 năm.

Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương đã có cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, có ghi: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”. Vì vậy mà người ta cho rằng nguồn gốc của giỗ tổ Hùng Vương, lịch sử ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ thời này.

Trong suốt hàng nghìn năm chiều dài lịch sử đất nước, nhiều vị vua của các triều đại phong kiến từ khi mới lên ngôi đã từng bước xác lập “ngọc phả” về thời đại của Hùng Vương. Và sử sách lưu lại khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước ta.

Trong lịch sử của ngày giỗ tổ Hùng Vương người ta luôn nhắc đến 18 đời vua Hùng. Theo truyền thuyết mỗi đời vua Hùng là một triều đại. Sử sách có ghi lại rằng trong 28 đời Hùng Vương thì có tổng cổng 180 vị vua.

 

Nguồn gốc ngày giỗ tổ Hùng Vương

Vậy tại sao nguồn gốc lễ giỗ tổ Hùng Vương, nguồn gốc lễ hội giỗ tổ hùng vương, lịch sử và ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương lại là ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Trong quan niệm truyền thống của ông cha ta:

+ Số 3 trong tháng 3 giỗ tổ là số của Địa chi

+ Số 10 trong ngày 10 là số của Thiên can.

Tháng 3 âm lịch theo lịch nhà Hạ là tháng Thìn,  mà Thìn là con rồng. Trong tiếng Hoa rồng đọc là Lung, còn dịch sang phiên âm hán việt là Long. Lung và Long là đồng âm của Lang. Chính vì thế mà con Rồng được dùng tượng trưng cho Vua.

+  Năm là số trung cung của Hà - Lạc nơi điều hòa ngũ hành nên được dùng chỉ thủ lãnh, vua, người cầm đầu. Trong tiếng Việt năm hay còn gọi là lăm => lang. ( trong ngôn ngữ của người Mường và người Thái thì từ lang cũng có nghĩa là Thủ lĩnh, người đứng đầu). Tóm lại: ý nghĩa của số 3 –Thìn chính là Lang là vua.

+ Số 10 là can Kỷ; có nghĩ là đi hết 1 vòng trở về khởi đầu là Kỷ, nên ngày Kỷ  cũng là Kỵ mà ngày Kỵ tức ngày Giỗ.

Cho nên số 10 và số 3 đều căn cứ trên hai hệ Can – Chi, theo dịch học giải mã ra là Kỵ Long tức là Giỗ Vua. Vậy là lịch sử ngày mùng 10 tháng 3 là như vậy.

Vì thế cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm con cháu khắp nơi đến thắp hương tạ ơn công cha, tìm về với cội nguồn dân tộc. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhờ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. Chân núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hằng năm vào ngày này đều đông đúc du khách thập phương.

Ý nghĩa của ngày giỗ tổ hùng vương

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được xem là quốc lễ của toàn dân tộc Việt Nam, ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương được khắc họa dưới mấy câu sau:

“Tháng Giêng ăn tết ở nhà

Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”

Ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương

Ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương

 Đây không chỉ là dịp để  đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn là dịp nhắc nhở mỗi chúng ta về bản sắc dân tộc và chúng ta phải làm gì cho cộng đồng cho dân tộc. Hội đền Hùng là một truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 không phải là cuộc trình diễn mang tính chất tôn giáo hay mê tín dị đoan. Và ý nghĩa về ngày giỗ tổ Hùng Vươngxuất phát từ tận đáy lòng và sự thành kính đối với tổ tiên, với non sông đất trời.

Tất cả những gì được sử dụng trong lễ hội Đền Hùng đều mang đậm chất truyền thống. Phần lễ tế mang tính quốc lễ, vật cúng tế là bánh chưng, dày, xôi nhiều màu,  trống đồng cổ. Vì vậy đây là nghi lễ  đậm nét văn hóa và cả hồn dân tộc trong một khoảnh khắc linh thiêng này.

Ý nghĩa lịch sử ngày giỗ tổ Hùng Vương càng được khẳng định vào 12/2012 tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nó chứng tỏ cho sự công nhận của thế giới với nét văn hóa đặc sắc này của Việt Nam.

Ý nghĩa lịch sử ngày mùng 10 tháng 3, ý nghĩa ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương càng sâu sắc hơn khi nó là dịp để mỗi chúng ta khẳng định sức mạnh dân tộc, sức mạnh nòi giống, và sự tường tồn mãi mãi của nền văn hóa nước nhà. Đây cũng là dịp ta gửi những lời chúc hay nhất trong ngày dành cho cả cộng đồng, cho bố mẹ và những người thân yêu bên ta.

Xem thêm: Giỗ tổ Hùng Vương 2018 ngày bao nhiêu và được nghỉ bao nhiêu ngày