Cách chữa rết cắn – Mẹo chữa trị khi bị rết cắn tại nhà nhanh nhất

Cách chữa rết cắn – Mẹo chữa trị khi bị rết cắn tại nhà nhanh nhất

Môi trường ẩm thấp xung quanh chúng ta tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, côn trùng sinh sống và phát triển. Một trong số đó không thể không kể đến rết, một loài động vật tuy nhỏ bé nhưng có thể gây sát thương lớn thậm chí tử vong cho con người nếu không phát hiện kịp.

Vậy khi bị rết cắn, chúng ta nên làm gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn các cách chữa rết cắn, mẹo chữa rết cắn nhanh nhất giúp xử lý vết thương do loài vật này gây ra.

Vì sao phải chữa vết rết cắn?

Rết thuộc một trong những loài côn trùng độc hại đối với cuộc sống xung quanh con người, khi bị rết cắn, nọc độc của nó có thể thấm cơ thể nạn nhân và có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Sau kshi bị rết cắn, bạn cần chú ý quan sát các biểu hiện xảy ra của cơ thể để tìm cách chữa trị sớm nhất tại nhà, kịp xử lý vết thương trước khi tìm tới bác sĩ.

Vùng miệng của loài rết có một cặp vuốt chứa nọc độc, khi chất độc này đi qua da người và thấm vào máu của nạn nhân, khiến người bị rết cắn có nhwuxng biểu hiện như buồn nôn, sôt, nhức đầu, co giật hoặc thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê. Hình dáng của rết cũng quyết định độ nguy hiểm của vết thương, nếu rết càng lớn, chất độc vào cơ thể càng nhiều có thể gây nguy hiểm chết người nếu không có những phương pháp sơ cứu kịp thời.

Những con rết nhỏ bé nhưng đầy nguy hiểm

Những con rết nhỏ bé nhưng đầy nguy hiểm

Một số trường hợp xảy ra khi chúng ta bị rết cắn:

Trường hợp 1: Vết cắn gây ra của rết chỉ gây mẩn đỏ ở vị trí bị cắn, dị ứng da, sau 1 2 ngày hết luôn

Trường hợp 2: Cơ thể nạn nhân sau khi bị rết cắn có những biểu hiện như kêu chóng mặt, ù tai, nghiêm trọng hơn như co giật, nôn mửa. Đây chính là biểu hiện nghiêm trọng, nạn nhân đã bị dính nọc độc và cần tìm cách chữa trị kịp thời.

Cách chữa trị khi bị rết cắn nhanh nhất

Đối với trường hợp 1: Vết thương do rết gây ra chỉ là một tổn thương nhỏ, chất độc không ngấm vào sâu cơ thể, không đáng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng một ít dầu gió bôi lên miệng vết thương là được, vài ngày sau vết thương sẽ lành và biến mất.

Đối với trường hợp 2: Chất độc của rết đã ngấm vào cơ thể của nạn nhân, cơ thể bị nhiễm độc gây ra các phản ứng ngộ độc của nạn nhân.

Một số mẹo hữu ích cần tham khảo khi bị rết cắn

+ Bạn dùng vài nhánh toi giã nát ra, bôi lên vết thương, bạn sẽ cảm thấy hết đau nhức rất nhanh

+ Một cây được trồng rất nhiều trên đường của mọi miền quê, bạn sử dụng hạt cây mào gà, băm hoặc giã nhuyễn ra, vắt nước để uống, còn bã thì bạn đắp lên miệng vết thương.

+ Rau sam, đây là một loài rau cũng khá dễ tìm, bạn hái khoảng một nắm rau, rửa sạch, đem đi giã nát, đặt chúng lên miệng vết rết cắn.

+ Một trong các loại cỏ, củ gấu cũng là một mẹo đơn giản nhưng hiệu quả, đem những củ gấu đào dược rửa sạch, đem giã và đắp lên miệng vết cắn.

+ Bạn kiếm một nhúm vừng, nhai hoặc nghiền nát chúng ra rồi đắp lên vết rết cắn.

Vừng giã nhuyễn chữa rết cắn hiệu quả

Vừng giã nhuyễn chữa rết cắn hiệu quả

+ Rửa sạch một nắm lá bạc hà, đem giã nát, đắp lên vết thương, sẽ giúp vết thương dịu lại, bớt đau nhức.

+ Bạn ra chợ mua những quả mướp đắng già về, tách quả ra lấy những hạt trong đó rửa sạch, đem giã nhuyễn rồi đắp vào vết rết cắn; bạn có thể thêm vài giọt dấm rồi ngậm trong miệng, nuốt từ từ nước,khi chỉ còn bã thì đặt chúng lên chỗ cắn.

+ Bạn kiếm và ngọn khoai môn, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc rồi đem đi giã nhuyễn, trộn thêm một chút vôi tôi, dầu dừa sau đó đắp lên chỗ bị cắn đó, vết thương sẽ sớm lành.

+ Bạn tìm lá rau húng cùng chanh, tỏi đem đi giã tơi, trộn đều cùng vôi tôi, dầu dừa và bôi lên vết rết cắn.

+ Đem lá ớt hái được rửa sạch, làm nhuyễn, đắp lên miệng vết thương đến khi vết thương hết tê đau, làm như này 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Cách dùng thuốc chữa rết cắn

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc đặc trị cho các vết thương khi bị rết cắn. Một trong những vị thuốc được người dân tộc Dao đem áp dụng mỗi khi ai đó bị rết cắn, đó là: nước dãi của con gà hoặc con ốc. Ốc ở đây có thể là ốc trên cạn hay sống dưới nước đều được.

Có thể nói, đối với rết, những chú gà chính là tử thần của mình. Sự bí ẩn của gà và rết đã được con người xác nhận và đem vào phim truyện rất nhiều. Thứ có thể uy hiếp những con rết đó là nước dãi của gà. Thứ nước dãi đó có thể vô hiệu hóa hoàn toàn các nọc độc mà rết nhả ra, gà có thể ăn rết mà không lo sợ bị trúng độc. Chính vì vậy, thứ thuốc được nhiều người tin dùng và vô cùng hiệu quả chính là nước dãi gà.

“Thần chết” của những con rết

“Thần chết” của những con rết

Cách sử dụng nước dãi gà như một vị thuốc - Mẹo vặt hay nhất chữa rết cắn

Đầu tiên, ngay khi phát hiện bị rết cắn, chúng ta trước hết phải tìm một miếng vải hoặc loại dây nào đó có thể buộc về phía trước vết thương, ngăn chặn nọc độc chảy về phía tim.

Tiếp theo, bạn tìm bắt 1 con gà sống, thò ngón tay vào họng của chúng để lấy nước dãi sao cho ướt ngón tay, lập tức rút ra bôi vào vết thương. Làm đi làm lại 2 hay 3 lần thì vết thương sẽ dịu bớt.

Nếu chưa kịp tìm được gà, bạn có thể tìm ốc để thay thế vì nước dãi của ốc cũng có tác dụng không khác gì nước dãi gà.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là câu nói đúng và hợp trong mọi hoàn cảnh. Để tránh việc rết làm tổ và sinh sôi ở trong ngôi nhà mình, bạn cần thu dọn hết các đồ gỗ cũ, thảm, giẻ ướt, chổi hoặc để các nơi cao, thoáng mát. Không để trẻ còn nhỏ nô đùa ở các nơi ẩm thấp có nhiều đồ cũ để đã lâu, những nơi đó rất dễ có rết làm tổ. Hãy luôn giữu cho ngôi nhà bạn thoáng mát, các ống cống rãnh được lấp kín tránh rết sinh sôi.

Nếu bạn bị rết cắn, hãy bình tĩnh xử lý vết thương bằng các biện pháp kể trên để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Thúy Ngân