Những điều thú vị xung quanh lễ thôi nôi mà bạn thực sự chưa biết

Những điều thú vị xung quanh lễ thôi nôi mà bạn thực sự chưa biết

Lễ đầy tháng, thôi nôi là một trong các nghi lễ không thể thiếu trong nghi lễ vòng đời của mỗi con người chỉ riêng lễ sinh nhật tuy chỉ mới được du nhập vào Việt Nam nhưng nó từng bước trở thành nghi lễ không thể thiếu trong nhiều gia đình Việt Nam được tổ chức thường năm. Vậy lễ thôi nôi là gì? Khác với lễ đầy tháng ra sao? Vậy thì sau đây hãy cùng loichuchaynhat.com tìm hiểu kĩ hơn về ý nghĩa của hai nghi lễ đặc biệt này nhé. 

1. Lễ thôi nôi 

Lễ thôi nôi có ý nghĩa quan trọng đối với các bậc cha mẹ với mục đích cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với đứa trẻ. Đây là phong tục, nét văn hóa đẹp của người Việt Nam không những tạ ơn trời phật, tạ ơn các bà mụn đã trở che cho đứa bé mà còn cầu xin sự an lành, bình yên cho đứa trẻ đó. Ngoài ra nó còn thể hiện niềm tin của cha mẹ về một tương lai tươi sáng cho những đứa con yêu của mình

Giải thích nghĩa từ "thôi nôi": Từ "thôi" trong dân gian có nghĩa là bỏ đi hoặc dừng lại còn từ "nôi" là cái nôi, cái giường nhỏ để đong đưa trẻ chưa tròn năm, vì vậy cụm từ thôi nôi có nghĩa là bỏ cái nôi nữa mà chuyển sang nằm giường lớn.

 

Ý nghĩa lễ thôi nôi cho bé

Ý nghĩa lễ thôi nôi cho bé

Khi nào làm làm thôi nôi cho bé :từ khi sinh ra đến khi trẻ vượt qua 12 tháng đầu đời khỏe mạnh, bé học được nhiều bài học mới lạ và hòa nhập vào cuộc sống thế giới bên ngoài đầy sinh động thì các bậc cha, mẹ, ông bà đều vui mừng và tổ chức lễ cúng đầy năm, cúng cho con cháu mình vừa tròn một tuổi khỏe mạnh hày còn gọi là lễ cúng thôi nôi. Đây là một sự kiện lớn của con người, và ngày của sự kiện nầy sẽ trở thành ngày sinh nhật của mỗi người sau này.

Theo quan niệm dân gian thì thôi nôi tính ngày âm hay dương đều được quan trọng là tấm lòng. Đây là nghi lễ nhằm khẳng định với gia đình và xã hội về tính hiện hữu và khả năng vươn lên của đứa bé trong sự cưu mang, giúp đỡ của mọi người (không còn nằm nôi). kính là hình thức tiên đoán cháu bé bằng cách bày những vật dụng phù hợp với tính cách của nam, hoặc nữ, để cháu tự chọn lựa. Theo quan niệm dân gian, vật nào được cháu lựa chọn trước (cầm trước) tin tưởng đó là sự chọn lựa nghề nghiệp và tính cách tương lai của cháu bé (song, thường lớn lên không ai còn nhớ lúc nhỏ cháu lựa chọn những gì). Theo phong tục xưa, sau nghi lễ thôi nôi, thường năm không tổ chức kỷ niệm ngày sinh. 

Thôi nôi cho bé bốc gì là  những đồ cha mẹ xếp sẵn và được cháu chọn trước (cầm trước) dân gian tin tưởng đó là sự chọn lựa của cháu về nghề nghiệp tương lai cho mình.Sau khi kết thúc nghi thức tử tài, khách mời thực hiện nghi thức chúc mừng và lì xì cho cháu bé. Nghi lễ kết thúc, cuộc tiệc mừng cháu tròn một tuổi cũng bắt đầu.

2. Lễ đầy tháng

Trẻ sinh ra được đúng một tháng, gia đình tổ chức lễ cúng mụ, hay còn gọi là đám đầy tháng. Việc tổ chức lễ đầy tháng là để tạ ơn mụ bà, tổ tiên đã phù hộ cho “mẹ tròn con vuông” và trình với hai họ nội - ngoại, những người xung quanh về đứa cháu sau một tháng chào đời. Đây như một sự chứng nhận của xã hội về sự tồn tại của một con người để được nâng niu, cộng đồng trách nhiệm đối với thành viên mới của xã hội, gia đình, lối xóm. 

Lễ đầy tháng cho bé yêu

Lễ đầy tháng cho bé yêu

Sau nghi thức cúng chính là nghi thức khai hoa(hay còn gọi là bắt miếng) vừa để bày tỏ tình cảm, ước muốn của người hiện hữu, vừa để khẳng định trách nhiệm của người lớn đối với đứa bé. Khi thực hiện nghi thức này đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà, thắp hương xin phép bắt miếng và bồng đứa bé một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể dùng hoa khác) vừa quơ qua quơ lại trên miệng cháu bé vừa bày tỏ tình cảm, vừa dạy những lời tốt đẹp như: 

Mở miệng ra cho có bông, có hoa, 

Mở miệng ra cho kẻ thương, người mến, 

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền, 

Mở miệng ra cho xóm giềng quí mến... 

Và từ đây, xóm giềng, dòng tộc thường xuyên tới lui, thăm nom, chăm sóc cháu bé. 

Ngày nay, khi xã hội đang ngày càng phát triển thì nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian trong đó có lễ đầy tháng – lễ thôi nôi một nét đẹp văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một dần hoặc biến dạng theo cơ chế thị trường.  Đâu đó vẫn có không ít gia đình do không hiểu hết ý nghĩa cao quý của phong tục này nên việc tổ chức lễ mang tính chiếu lệ qua loa; một bộ phận khác muốn quá phô trương hoặc vụ lợi nên tổ chức sinh nhật vừa lãng phí. Điều đó vừa đánh mất ý nghĩa tốt đẹp của việc tổ chức lễ đầy tháng, thôi nôi và mừng sinh nhật, vừa gây áp lực, khó xử cho khách tham dự mà đôi khi lại vô tình hoặc cố ý hình thành nên một nhân cách sống vụ lợi, ích kỷ, nhỏ nhen, hủy hoại truyền thống văn hóa tốt đẹp trong tâm thức vì mọi người của một thế hệ. 

 Tổng hợp bởi: Loichuchaynhat.com