Hình ảnh ngày giỗ tổ Hùng Vương- Lễ vật cúng giỗ tổ Hùng Vương

Hình ảnh ngày giỗ tổ Hùng Vương- Lễ vật cúng giỗ tổ Hùng Vương

Hình ảnh ngày giỗ tổ Hùng Vương đã in đậm trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm con dân đất Việt có cơ hội bày tỏ niềm biết ơn đến những vua Hùng đã có công dựng nước và dữ nước.

Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại những hình ảnh về ngày giỗ tổ Hùng Vương, và tìm hiểu về lễ vật cúng giỗ tổ Hùng Vương, mâm cỗ cúng giỗ tổ Hùng Vương.

Lễ vật giỗ tổ Hùng Vương

Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 đã ghi rõ Lễ phẩm gồm:

+  Bánh dày 18 chiếc để dâng lên 18 đời Vua Hùng

+ Bánh chưng 18 chiếc để dâng lên 18 đời Vua Hùng

+ Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.

Lễ vật cúng giỗ tổ Hùng Vương

Lễ vật cúng giỗ tổ Hùng Vương

Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.

Bên cạnh đó, lễ vật dâng cúng tại buổi tế lễ Hùng Vương ở các địa phương đều gần giống nhau. Đều bao gồm:  xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen).

Tuy nhiên ở Đền Thượng còn lưu giữ tấm bia đá từ thời phong kiến có quy định lễ phẩm dùng cho ngày Giỗ Tổ của dân tộc gồm: bò, dê, lợn, xôi.

Theo truyền thuyết của dân tộc Hùng Vương chính là con của Lạc Long Quân giống rồng và mẹ Âu Cơ là gống tiên. Vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang cổ đại thuộc Phú Thọ ngày nay. Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.

Cho nên hàng nghìn năm qua, nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước đã lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ, mong Ngài phù hộ cho quốc thái dân an, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Vào dịp Giỗ Tổ, nhân dân chuẩn bị lễ vật như bánh chưng, bánh giầy, bánh mật, tam sinh (thịt lợn, bò, dê) và hoa thơm, trái ngọt để dâng cúng.

Sự tích bánh chưng, bánh giày gắn với Lang Liêu con trai của Vua Hùng được truyền tụng trong nhân gian và cho đến bây giờ bánh chưng bánh giầy trở thành món ăn truyền thống và tượng trưng cho linh khí đất trời là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng giỗ tổ Hùng Vương.

Mâm cỗ cúng giỗ tổ hùng vương

Mâm cỗ cúng giỗ tổ Hùng Vương

Nguyên liệu làm nên bánh chưng, bánh dày là gạo nếp, đỗ xanh, lá dong và thịt lợn. Đỗ xanh và thịt lợn được lựa chọn kĩ càng để làm bánh. Trong quan niệm Nho giáo xưa lễ phẩm cúng tế theo tín ngưỡng cổ truyền phải có món mặn mới cho thấy con cháu có nghĩa.

Nếu bạn còn thắc mắc về giỗ tổ Hùng Vương cúng gì, lễ vật giỗ tổ Hùng Vương gồm những gì thì thông tin được cung cấp trên đây đã giải đáp giúp bạn.

 Hình ảnh về ngày giỗ tổ Hùng Vương

Hình ảnh về ngày giỗ tổ Hùng Vương như tái hiện lại một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, nếp sống tâm linh của mỗi người dân.

Mỗi năm cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch người Việt Nam từ mọi miền đất nước đều hướng về nơi linh thiêng để tưởng nhớ đến các vua Hùng. Hình ảnh về những vị vua Hùng chính là niềm tự hào của mỗi con dân chúng ta.

Những hình ảnh về ngày giỗ tổ hùng vương

Những hình ảnh về ngày giỗ tổ Hùng Vương

“Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản, sông Đà, non nước vẫn quy về đất Tổ

Văn minh đương buổi mới, con Hồng, cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mộ ông”

Xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt có lúc thịnh lúc suy, có lúc hùng thiêng một cõi trời Nam, song cũng có lúc chìm đắm trong lửa ngoại xâm, nhưng bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, hễ có người Việt yêu nước là ở đó có ngày giỗ Tổ.

Bác Hồ đã từng nói:

“Các vua Hùng đã có công dựng nước,

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Lời dặn của Bác chính là lời thế với sông núi với lịch sử dân tộc. Cho đến bây giờ và mãi mãi về sau con cháu sẽ mãi luôn trân quý hình ảnh về ngày giỗ tổ Hùng Vương. Nhân dịp này chúng ta sẽ cùng gửi những lời chúc ý nghĩa nhất đến cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh ngày giỗ tổ hùng vương

Hình ảnh ngày giỗ tổ Hùng Vương

Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Ta càng thêm tự hào hơn với những gì cha ông ta đã để lại. Mỗi người con đất Việt tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa. Dòng chảy thời gian cứ liên tục như thế, những thăng trầm lịch sử cũng không thể thay đổi nét văn hóa tốt đẹp này trong tâm thức mỗi người dân. Kết bài chúng tôi xin gửi những lời chúc hay nhất trong ngày đến bạn đọc, và chúc bạn một ngày lễ vui vẻ.

Xem thêm: Giỗ tổ Hùng Vương 2018 ngày bao nhiêu và được nghỉ bao nhiêu ngày