Lễ phục sinh là gì? Lễ phục sinh diễn ra vào ngày nào ở Việt Nam?

Lễ phục sinh là gì? Lễ phục sinh 2018 diễn ra vào ngày nào ở Việt Nam?

Lễ phục sinh 2018 là ngày nào? lễ phục sinh nghĩa là gì? Chính là những câu hỏi xuất hiện khi một mùa Lễ Phục sinh lại về. Vào mùa lễ Phục sinh, người người tặng nhau những lời chúc ý nghĩa, những món quà hình quả trứng, con thỏ, ăn bữa ăn ngon miệng với thịt giăm bông - những biểu tượng không thể thiếu từ hàng ngàn năm nay.

Chính vì những món quà, những biểu tượng đầy ý nghĩa đó mà ngày lễ càng được háo hức chờ đón. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lí giải những thắc mắc về ngày tổ chức lễ Phục sinh năm 2018 để các bạn hiểu rõ thêm về ngày lễ này.

Lễ phục sinh là gì?

Lễ Phục sinh (Easter) được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo). Thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest / spring festival) hay "Ostarum" người Đức gọi là "Ostara" và danh từ "Ostern/ Easter" nguồn gốc từ chữ "Ost/ East" hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên.

Lễ phục sinh khi nào?

Lễ phục sinh khi nào?

Người Do Thái gọi ngày lễ nầy là "Paschafest" Người Ai Cập (Ägypter) gọi là "Osterlamm/ paschal lamb)" cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.

Lễ phục sinh diễn ra vào ngày nào?

Cách tính ngày lễ Phục Sinh theo lịch Phụng vụ của Giáo Hội Công giáo khá phức tạp và trải qua nhiều cuộc tranh luận. Cho đến khi có quyết định của Công đồng Nicea năm 325 là lễ phục sinh trên thế giới sẽ rơi vào Chúa Nhật đầu tiên sau trăng tròn của ngày Xuân phân Bắc Bán Cầu. Như vậy, lễ phục sinh ngày nào hay lễ phục sinh ngày mấy? Lễ phục sinh 2018, lễ phục sinh ở việt nam được xác định ngày Chủ Nhật, 1 tháng 4.

Lễ phục sinh tháng mấy? Lễ phục sinh là ngày bao nhiêu?

Lễ phục sinh tháng mấy? Lễ phục sinh là ngày bao nhiêu?

ý nghĩa lễ phục sinh 

Phục Sinh là trọng tâm của niềm tin trong Thiên Chúa Giáo. Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó, từ cõi chết, Ngài đã sống lại và trở lên Thiên quốc trong khải hoàn ca. Do Chúa Jesus vượt qua được sự chết, và phục sinh nên tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Và niềm tin đó là điều mà người theo Thiên Chúa Giáo cất tiếng xướng lên hằng năm trong lễ Phục Sinh, cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật.

Phục Sinh cũng là lễ của niềm hy vọng vì nhằm thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài. Tạo Hóa thật là kỳ diệu, cây cành trơ trụi suốt mùa Đông lạnh lẽo vậy mà chỉ sau một buổi nắng ấm do nàng Xuân mang lại, các nụ con con, hay lá non đã nhu nhú trên nhành cây.

Ngày lễ Phục Sinh năm 2018, trong nắng đầu Xuân, tín đồ Thiên Chúa Giáo lũ lượt kéo nhau đi lễ. Ai nấy đều mặc màu sắc nhẹ nhàng. Nhà thờ cũng đã cất đi các tấm khăn màu tím tang tóc, để trang hoàng tươi vui, mừng Chúa hồi sinh.

Lễ phục sinh bắt nguồn từ đâu?

Theo nghiên cứu, tên gọi Lễ Phục sinh (Easter) bắt nguồn từ hai nguồn gốc lớn, và sau khi Cơ Đốc giáo thêm vào ý nghĩa phục sinh của Chúa Jesus thì hai nguồn gốc lớn này dần hợp lại làm một. Do đó, Lễ Phục sinh còn có nguồn gốc từ bên ngoài chứ không chỉ mang ý nghĩa thuần túy là ngày lễ Cơ Đốc giáo. Tiết lộ cổ xưa của Thần về Lễ Phục sinh đã bị thất lạc, và ngày nay, nhờ phá giải bí ẩn về Lễ Phục sinh ở phương Tây mà chúng ta có thể hiểu được hàm nghĩa hai chữ “Phục sinh”.

Lễ phục sinh bao lâu?

Trước lễ Phục Sinh 40 ngày (không tính các ngày Chúa nhật) là Mùa Chay hay Mùa Thương Khó (Lent), bắt đầu bằng ngày thứ tư lễ Tro (Ash Wednesday); ngày đó các linh mục (thầy tế lễ) rắc một tí tro trên đầu, hay bôi một tí tro lên trán, giáo dân, như là nhắc nhở đến sự chết – Ta là bụi đất và sẽ trở về cùng bụi đất. Mùa chay là mùa của ăn chay, cầu nguyện, sám hối, bố thí và hãm mình.

Tuần trước Phục Sinh là Tuần Thánh (Holy Week), bắt đầu bằng chúa nhật lễ Lá (Palm Sunday), kỷ niệm ngày chúa Giêsu đi vào thành Jerusalem và được hàng nghìn dân Do thái tiếp đón bằng cách lót lá trên đường chúa đi và phất lá trên tay.

Ngày thứ năm trước Phục Sinh, là ngày Thứ Năm Tuần Thánh (Holy Thursday), kỷ niệm bữa ăn tối cuối cùng của Giêsu và các môn đệ, và cũng là lúc Giêsu dạy các môn đệ chia bánh mì và rượu nho ra ăn uống như là biểu tượng  cho mình và máu của Giêsu.  Điều này ngày nay gọi là Bí tích thánh thể (Eucharist, hay Holy Communion) được lập lại trong mỗi thánh lễ.  Ngày này còn có tên là Ngày Thứ Năm Rửa Chân (Maundy Thursday), kỷ niệm lúc Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong bữa ăn tối cuối cùng.

Ngày thứ sáu trước Phục Sinh là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday), tức là ngày chúa Giêsu chịu chết.

Lễ phục sinh được tổ chức vào ngày nào? lễ phục sinh ngày bao nhiêu?

Lễ phục sinh được tổ chức vào ngày nào? lễ phục sinh ngày bao nhiêu?

Ngày thứ bảy trước Phục Sinh là ngày Thứ Bảy Tuần Thánh (Holy Saturday), kỷ niệm Giêsu nằm trong nhà mồ sau khi chết.  Ngày này còn gọi là Ngày Thứ Bảy Đen (Black Saturday) hay Ngày Trước Ngày Phuc Sinh (Easter Eve).

Sau lễ Phục Sinh 50 ngày là mùa Phục Sinh (Easter Season). Ngày xưa, mùa Phục Sinh chỉ có 40 ngày, từ Phục Sinh đến ngày Lễ Thăng Thiên, tức là ngày chúa Giêsu về trời. Nhưng ngày nay Mùa Phục Sinh kéo dài 50 ngày, chấm dứt bằng ngày Pentecost, tiếng Hy Lạp Pentēkostē có nghĩa là “thứ 50”, tức là ngày Chúa Thánh Thần (Thánh Linh) đến với các đệ tử của chúa Giêsu sau khi Chúa Giê su phục sinh. Ngày Pentecost (ngày lễ Chúa Thánh Thần) là ngày chúa nhật 7 tuần sau Phục Sinh (7 X 7 =49, xem như 50).

Như vậy, bài viết đã giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc như lễ phục sinh được cử hành ngày nào, lễ phục sinh mấy giờ và đồng thời các bạn sẽ xác định chính xác khi nào đến lễ phục sinh.

Chúc các bạn có một mùa Lễ phục sinh an lành và nhận được nhiều lời chúc hay nhất trong ngày

Xem thêm: Những câu nói hay về tháng 3 - Stt xin chào tháng 3 hay nhất

Kim Chi