Lễ đính hôn là gì? Những điều cần biết về lễ đính hôn
Bạn đã từng được mời đến dự một lễ đính hôn chưa? Hay bạn, gia đình bạn đã từng tổ chức lễ đính hôn chưa? Nếu được mời, bạn thường nghĩ đến những lời chúc hay cho buổi lễ này. Vậy nếu bạn là “chủ nhà”?
Thông thường, nhiều cô dâu chú rể và gia đình cảm thấy, hoang mang, lo lắng bởi những câu hỏi như đính hôn có trao nhẫn không, lễ đính hôn cô dâu mặc gì, lễ đính hôn cần chuẩn bị gì.
Để không bỏ quên từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất, đôi uyên ương nên liệt kê toàn bộ công việc cần thiết ra giấy, để kiểm soát được tình hình chuẩn bị, việc nào đã xong có thể gạch bỏ, việc nào chưa hoàn thiện cần chú ý hoàn thành sớm.
Bài viết dưới đây sẽ cùng điểm lại những công việc quan trọng mà cả nhà trai và nhà gái phải lo liệu, hoàn thành trước ngày lễ đính hôn.
Lễ đính hôn là gì?
Lễ đính hôn hay còn được gọi là lễ ăn hỏi là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Lễ đính hôn đơn giản
Trong lễ đính hôn, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Lễ đính hôn cần những gì?
Lễ đính hôn gồm những gì? Trầu, cau; bánh cốm; mứt sen; rượu; chè; thuốc lá; bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh; lợn sữa quay; tiền dẫn cưới; mâm quả lễ đính hôn; trang trí lễ đính hôn đẹp; quà tặng cho lễ đính hôn… là những lễ vật thường thấy trong lễ đính hôn đơn giản.
Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm – bánh phu thê tượng trưng cho dương, bánh cốm tượng trưng cho âm; hoặc bánh chưng và bánh dày – bánh chưng vuông là âm, bánh dày tròn là dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem.
Đó là những lễ vật tối thiểu theo phong tục lễ đính hôn cổ truyền giúp bạn trả lời câu hỏi lễ đính hôn cần gì và lễ đính hôn nên tặng gì; tất nhiên, chất lượng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn.
Lễ đính hôn mặc gì? Lễ đính hôn có hoa cầm tay không?
Trang phục cho cô dâu: Một bộ áo dài lễ đính hôn, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Có thể sắm cho cô dâu tương lai những đồ trang sức sau: xuyến, vòng, hoa tai.
Lễ đính hôn cô dâu có cầm hoa không? Thì theo quan niệm xưa của người Việt Nam thì người ta kiêng kị việc cầm hoa cưới hai lần, chính vì thế mà cô dâu thường không cầm hoa cưới trong ngày ăn hỏi. Tuy nhiên, ngày nay quan niệm đó đã không còn là điều quá e dè. Để tránh sự đơn điệu và để tạo điểm nhấn cho bộ áo dài trong ngày ăn hỏi, thì các cô dâu thường cầm một bó hoa cưới.
Chú rể: Lễ đính hôn nên mặc gì? Mặc comple, cà vạt hay thắt nơ hiện đại.
Kịch bản lễ đính hôn
Rước lễ vật: Đây là một trong các bước lễ đính hôn. Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ để chuẩn bị đầu băng lễ đính hôn. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật.
Các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ. Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00 m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.
Tổ chức lễ đính hôn đơn giản
Tiếp khách: Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt trong quy trình lễ đính hôn. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà.
Ngày nay hầu hết các gia đình nhà gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình nhà trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên, phát biểu lễ đính hôn. Nghi thức trao nhận lễ vật và quà tặng lễ đính hôn cũng trở thành nghi thức bắt buộc.
Cô dâu: Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.
Nhà gái trong lễ đính hôn làm như thế nào: Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân.
Lưu ý: Đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.
Biếu trầu lễ đính hôn như thế nào: Ngày xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng… Ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ.
Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên.
Chia lễ: Nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp để biết lễ đính hôn làm gì. Khi nhà trai dẫn lễ vật tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thết đãi, phát biểu trong lễ đính hôn.
Sau khi tổ chức lễ đính hôn đơn giản, đôi bên kể như là giao kết gắn bó với nhau. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép.
Trang trí lễ đính hôn đơn giản
Lễ đính hôn được trang trí phông nền lễ đính hôn bằng hoa giấy tông màu trắng hồng chử hỉ màu vàng nằm trong khung hình vuông với dâu voan treo trên trần nhà kết hợp với bàn hai họ tạo nên vẽ đẹp toàn diện cho ngôi nhà.
Phông nền lễ đính hôn
Trong khi đa số các cô dâu chú rể miền Bắc vẫn giữ nhiều nét trang trí truyền thống tại gia đình thì các đôi uyên ương. Ở miền Nam, mà đặc biệt ở Sài Gòn đã đem nhiều ý tưởng cho lễ đính hôn mang nét hiện đại vào cách trang hoàng lễ gia tiên. Nhiều người chọn cho mình những sắc màu mới, không còn sử dụng nhiều màu đỏ, mà tím hiện đại.
Ý nghĩa lễ đính hôn
Tuân theo nghi lễ truyền thống một phần giúp giáo dục con cái sống biết kính trọng tổ tiên một phần cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời còn là cơ hội tốt để gắn kết tình cảm giữa hai họ. Lễ đính hôn nếu được tổ chức thuận lợi, vui vẻ thì cuộc sống hôn nhân của cặp đôi và tăng ý nghĩa của lễ đính hôn vì thế mà xuôi chèo mát mái và quan hệ giữ hai nhà cũng càng thêm bền chặt.
Ở một số vùng, đính hôn được xem là đám cưới ở nhà gái nên càng chuẩn bị kỹ càng và trang trọng chừng nào tốt chừng đó. Chúng tôi hy vọng bài viết trên giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị lễ đính hôn.
Chúc các bạn có một lễ đính hôn viên mãn, loichuchaynhat cũng kính gửi tặng các bạn lời chúc đám cưới hay nhất cho hôn lễ sắp tới của các bạn nhé.
Xem thêm: Một đám cưới cần chuẩn bị những gì ở nhà trai và nhà gái
Kim Chi
Bài viết cùng chuyên mục
-
Top 10 các mẫu thiệp cưới hiện đại, sang trọng và đẹp nhất hiện nay
-
Những món quà tặng mừng đám cưới ý nghĩa nhất
-
Lời dẫn MC chương trình đám cưới hài hước hay nhất
-
Lễ đính hôn là gì? Những điều cần biết về lễ đính hôn
-
Một đám cưới cần chuẩn bị những gì ở nhà trai và nhà gái
-
Các mẫu menu thực đơn tiệc cưới, đám cưới để bàn đẹp nhất